Cấu tứ là gì? Khái niệm và cách xác định cấu tứ trong thơ

Cấu tứ – yếu tố có tính hệ thống, bao quát nội dung toàn bài thơ. Khi xem xét và đánh giá tác phẩm văn học thì cấu tứ là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ cấu tứ là gì? Vai trò? Cách xác định cấu tứ là gì?Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về yếu tố này nhé!

Cấu tứ là gì? 

Cấu tứ được hiểu là một yếu tố nghệ thuật, là linh hồn của một tác phẩm văn học. Cấu tứ chính là cách mà tác giả bố trí từng ý, từng câu trong một tác phẩm văn học. Từ đó tạo thành một mạch chuyển đổi ý tưởng hay cảm xúc trong bài một cách mạch lạc.

Cấu tứ - linh hồn của tác phẩm văn học
Cấu tứ – linh hồn của tác phẩm văn học

Cấu tứ được hình thành từ chính những suy nghĩ, ám ảnh về một triết lý nhân sinh nào đó. Và rồi nó được dồn nén và tích lũy trong suy nghĩ để tạo thành ý. Ý sau đó sẽ vận động và phát triển để thành tứ. Đến đây thì tác giả sẽ phải suy ngẫm và lựa chọn cách để tổ chức và sắp xếp “tứ” của mình theo cách riêng, đặc sắc nhất để hình thành nên một tác phẩm đạt được hiệu quả nghệ thuật cao nhất.

Vai trò của cấu tứ là gì?

Thông qua cấu tứ tác giả truyền đạt được những suy nghĩ và cảm xúc của chính mình. Cấu tứ được thể hiện ở nhan đề, ở từng đoạn văn hay từng ý thơ. Để khẳng định được chất riêng cho tác phẩm của mình thì tác giả cần phải xây dựng cấu tứ thành chất riêng, tạo nên được những hiệu ứng nghệ thuật độc đáo. Từ đó làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn và gây được ấn tượng mạnh mẽ với người đọc.

Cấu tứ góp phần làm cho tác phẩm mang phong cách nghệ thuật riêng, thể hiện được góc nhìn, quan điểm riêng về quan điểm nghệ thuật, về con người và cuộc đời của mỗi người. Thông qua đó mà những suy nghĩ và cảm xúc của tác giả cũng được bạn đọc cảm thụ và đón nhận.

Cấu tứ giúp độc giả cảm thụ được cảm xúc của tác giả
Cấu tứ giúp độc giả cảm thụ được cảm xúc của tác giả

Cấu tứ còn cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng quan về cách thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó mà độc giả có thể cảm nhận, phân tích và đánh giá được những đặc sắc nghệ thuật đang chảy ngầm trong tác phẩm đó. Điều này giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về tác phẩm, đồng nghĩa với việc hiểu rõ cấu tứ của tác phẩm.

Tác phẩm giống như một bức tượng, còn cấu tứ thì chính là khung sườn cho bức tượng đó. Thiếu cấu tứ thì tác phẩm sẽ không có tính nghệ thuật, không có hồn và cũng không chạm đến được trái tim của độc giả. Vậy nên cấu từ đóng vai trò không thể thiếu cho mỗi tác phẩm, đặc biệt là trong thơ.

Cách xác định cấu tứ trong thơ

Để xác định được cấu tứ trong thơ thì đầu tiên chúng ta cần phải dựa vào nhan đề của bài thơ, số từ trong mỗi câu thơ, nhịp điệu của mỗi dòng thơ, từ bắt đầu, từ kết thúc.

Để xác định cấu tứ được rõ nét cũng như không bỏ sót cấu tứ trong bài thì chúng ta cần xem xét tới hình ảnh của bài thơ: bắt đầu với hình ảnh nào? Có những hình ảnh nào tiếp tục xuất hiện hay kết thúc hình ảnh nào? Từ đó sẽ xác định được trình tự sắp xếp từ ngoài vào trong và từ xa đến gần cho bài thơ.

Xác định cấu tứ trong thơ
Xác định cấu tứ trong thơ

Để hiểu rõ hơn về cách xác định cấu tứ trong thơ hãy tham khảo ngay ví dụ dưới đây: Xét cấu tứ trong bài thơ “Từ ấy” của  tác giả Tố Hữu.

Nhan đề “Từ ấy” chính là từ khóa chính để chúng ta có thể tiếp cận với tác phẩm. “Từ ấy” cho chúng ta biết chính xác khoảng thời gian, ghi dấu thời điểm mà tác giả Tố Hữu được đứng vào trong hàng ngũ của Đảng. Và đó cũng là dấu mốc, là bước ngoặt quan trọng trong con đường của ông. Từ ngày tìm thấy ánh sáng của chân lý, con đường và đường lối cách mạng được mở ra. Từ đây, nhân dân ta có Đảng lãnh đạo, Đảng chính là niềm tin, là chỗ dựa tinh thần cho công cuộc giải phóng dân tộc. 

Cấu tứ của bài thơ còn thể hiện trong những câu thơ với nhiều hình ảnh như “bừng nắng hạ”, “mặt trời chân lý” cùng những độ từ mạnh như “bừng”, “chói”. Điều này đã làm thức tỉnh tâm hồn cũng như lý tưởng của nhà thơ. Tiếp đó là loạt cảm xúc vui tươi với đầy âm thanh và màu sắc được mở ra.

Có thể thấy rằng: Cấu tứ cùng hình ảnh trong tác phẩm chính là linh hồn và là mô hình nghệ thuật của tác phẩm. Người thanh niên trong tác phẩm với tấm lòng tràn đầy nhiệt huyết cùng năng lượng bùng cháy khát khao sống hết mình vì cuộc đời.

Có thể bạn quan tâm:

Văn học dân gian là gì? Đặc trưng của các thể loại văn học dân gian

Phép thế là gì? Tác dụng, phân loại và cho ví dụ phép thế

Trên đây là những thông tin liên quan đến cấu tứ là gì. Cấu tứ tạo nên phong cách nghệ thuật và thể hiện quan điểm tư tưởng cho tác giả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến “cấu tứ” thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *