Miễn nhiệm là gì? Sự khác nhau giữa miễn nhiệm và bãi nhiệm

Miễn nhiệm – thuật ngữ thường được sử dụng trong công việc, đặc biệt là trong tổ chức bộ máy Nhà nước. Vậy thực chất miễn nhiệm là gì? Miễn nhiệm có phải là một hình thức kỷ luật không? Miễn nhiệm và bãi nhiệm có gì khác nhau?

Miễn nhiệm là gì?

Định nghĩa miễn nhiệm đã được nêu rõ tại Khoản 6 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008. Bạn có thể hiểu miễn nhiệm là trường hợp mà cán bộ, công chức chưa hết nhiệm kỳ hoặc là chưa hết thời hạn bổ nhiệm thì được cho thôi giữ chức vụ, chức danh.

Miễn nhiệm - cho thôi giữ chức vụ, chức danh
Miễn nhiệm – cho thôi giữ chức vụ, chức danh

Còn đối với các tổ chức hay doanh nghiệp thì hiện chưa có quy định cụ thể thế nào là miễn nhiệm. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểu miễn nhiệm chính là việc một người được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc là chưa hết thời hạn bổ nhiệm.. Cụ thể các đối tượng bị miễn nhiệm như sau:

  • Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên của Hội đồng quản trị, kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc hay những người giữ chức vụ quản lý khác… 
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn: Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch của công ty, kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Giám đốc hay những người giữ chức vụ quản lý khác…

Miễn nhiệm có phải hình thức kỷ luật?

Miễn nhiệm là trường hợp được áp dụng với cả cán bộ, công chức. Không giống bãi nhiệm là chỉ áp dụng với cán bộ khi chưa hết nhiệm kỳ thì sẽ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh.

Miễn nhiệm thực chất không phải là hình thức kỷ luật
Miễn nhiệm thực chất không phải là hình thức kỷ luật

Tuy nhiên, miễn nhiệm lại không phải là hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức. Bởi theo như quy định của Luật Cán bộ, công chức hiện hành thì miễn các hình thức kỷ luật của cán bộ, công chức được quy định cụ thể như sau:

  • Với cán bộ: Điều 78 Luật Cán bộ, công chức quy định gồm các hình thức đó là: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và bãi nhiệm.
  • Với công chức: Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức đã quy định đó là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức hoặc buộc thôi việc.

Căn cứ các quy định này thì có thể thấy rằng miễn nhiệm không phải hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Phân biệt bãi nhiệm và miễn nhiệm là gì?

Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm miễn nhiệm và bãi nhiệm. Tuy nhiên miễn nhiệm và bãi nhiệm lại là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể các tiêu chí để phân biệt như sau:

Tiêu chí Bãi nhiệm Miễn nhiệm
Căn cứ Khoản 7 điều 7, điều 30, điều 54 của Luật cán bộ, công chức năm 2008 Khoản 6, điều 7, điều 78 của Luật cán bộ, công chức năm 2008
Khái niệm Bãi nhiệm là trường hợp mà cán bộ, công chức bị buộc thôi giữ chức vụ bởi vì vi phạm pháp luật, về đạo đức phẩm chất. Việc gây ra việc của cán bộ, công chức không xứng đáng để có thể tiếp tục giữ chức vụ mà cơ quan Nhà nước đã giao cho. 

Hình thức bị thôi giữ chức vụ này là do bầu cử mặc dù chủ thể vẫn chưa bị hết nhiệm kỳ.

Miễn nhiệm là khi mà cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc là do cán bộ, công chức đó chủ động yêu cầu hay đề nghị xin cho thôi giữ chức vụ đó (mặc dù bản thân chưa hết nhiệm kỳ, chưa hết về thời gian bổ nhiệm).
Mức độ Nặng Nhẹ
Lý do
  • Cá nhân có những hành vi vi phạm pháp luật.
  • Cá nhân có những vi phạm về đạo đức, phẩm chất.
  • Chức vụ chủ thể được cơ quan Nhà nước giao cho không còn xứng đáng để đảm nhiệm nữa.
  • Cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Sức khỏe của cá nhân không đủ hoặc là do lý do khác không thể phục vụ, đảm nhiệm vị trí hiện tại.
  • Cá nhân thiếu trách nhiệm trong công việc.
Hình thức Thẩm quyền thực hiện bãi nhiệm là cử tri, cơ quan (tổng số phiếu tán thành ít nhất phải là 2/3 trở lên thì sẽ được bãi nhiệm).
  • Người đang giữ chức vụ yêu cầu, đề nghị  cấp trên xin được miễn nhiệm.
  • Người đang giữ chức vụ bị nhận quyết định miễn nhiệm từ phía cấp trên bởi vì lý do: nhiệm vụ không hoàn thành hay thiếu trách nhiệm.
Bản chất Bị xử lý kỷ luật Cho thôi việc, ngừng giữ chức vụ mà mình đang làm việc.
Hệ quả Không được làm việc hoặc là giữ bất kỳ chức vụ nào trong cơ quan Nhà nước.
  • Không được phép làm việc tại cơ quan Nhà nước.
  • Có thể làm việc ở vị trí hay chức vụ khác tại cơ quan Nhà nước.

Mong rằng, những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu miễn nhiệm là gì, bãi nhiệm là gì. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *