SpO2 là gì? Tầm quan trọng của chỉ số SpO2 đối với sức khỏe con người

SpO2 là gì? Là một trong những chỉ số quan trọng để xác định dấu hiệu sinh tồn của cơ thể con người. Trong những năm tháng đại dịch Covid, máy đo nồng độ SpO2 được sử dụng để phát hiện sớm tình trạng thiếu oxy trong máu giúp các bác sĩ can thiệp kịp thời khi bệnh nhân trở nặng. Cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin có trong bài viết dưới đây của muahangdambao.com

SpO2 là gì? Chỉ số SpO2 là gì? Tầm quan trọng của chỉ số SpO2 

SpO2 là viết tắt của“Saturation of peripheral oxygen”, là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Chỉ số SpO2 được coi là một trong năm dấu hiệu sinh tồn bên cạnh mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở. 

Hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ của hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin (viết tắt là Hb) là một loại protein được tìm thấy ở trong các thế bào hồng cầu, quyết định đến màu đỏ của hồng cầu.

SpO2 là chỉ số dùng để chỉ độ bão hòa oxy trong máu
SpO2 là chỉ số dùng để chỉ độ bão hòa oxy trong máu

Mỗi phân tử Hb sẽ có 4 nguyên tử sắt, các nguyên tử sắt này sẽ liên kết với 4 phân tử oxy và tạo ra liên kết HbO2. Hiện tượng bão hòa oxy trong mày là khi có đủ 4 phân tử oxy gắn vào Hb, hiện tượng này được gọi tắt là SpO2.

Chỉ số SpO2 là thước đo lượng oxy được vận chuyển bởi tế bào hồng cầu và duy trì sự cân bằng SpO2 có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Bởi vậy, cần phải theo dõi chặt chẽ chỉ số này để phát hiện những trường hợp bất thường khi có sự thiếu hụt oxy trong máu, giúp xử lý và điều trị bệnh nhân kịp thời, tránh biến cố đáng tiếc xảy ra.

Chỉ số SpO2 được đo bằng phép đo xung – là phương pháp không cần phải đưa thiết bị vào bên trong cơ thể. Nó hoạt động dựa theo nguyên lý phát ra và tự hấp thụ làn sóng ánh sáng đi qua mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, ngón chân hoặc dái tai. Sự thay đổi của ánh sáng qua các bộ phận này cho biết kết quả SpO2 vì mức độ oxy bão hòa gây ra những biến đổi về màu sắc của máu.

Nồng độ SpO2 là gì? Chỉ số SpO2 ở người bình thường bao nhiêu?

Chỉ số SpO2 được biểu thị bằng phần trăm %. Nếu máy đo oxy cho kết quả 97% thì có nghĩa là mỗi tế bào hồng cầu được tạo ra bởi 97% oxygenated và 3% không oxy hóa hemoglobin. Giá trị SpO2 bình thường sẽ ở mức 95-100%.

Chỉ số oxy hóa máu tốt giữ vai trò quan trọng vì cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu như SpO2 xuống dưới 95% thì đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém còn gọi là máu thiếu oxy. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, SpO2 từ 94% trở lên là chỉ số bình thường, đảm bảo an toàn.

Thang đo nồng độ SpO2 tiêu chuẩn

  • SpO2 từ 94 – 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình và cần thở thêm oxy
  • SpO2 từ 90% – 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ
  • SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Đây là dấu hiệu suy hô hấp rất nặng
  • SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của ca cấp cứu trên lâm sàng
Thang đo nồng độ SpO2 tiêu chuẩn
Thang đo nồng độ SpO2 tiêu chuẩn

Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh

Chỉ số SpO2 ở an toàn của trẻ sơ sinh giống như người lớn, trên 94%. Nếu như chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới 90% thì cần thông báo cho bác sĩ để được can thiệp y tế kịp thời.

Khi nào cần đo và theo dõi chỉ số SpO2?

Những trường hợp cần đo và theo dõi chỉ số SpO2
Những trường hợp cần đo và theo dõi chỉ số SpO2

Những trường hợp sau cần đo và theo dõi chỉ số SpO2 đó là:

  • Khi bệnh nhân cần thực hiện phẫu thuật
  • Trẻ sơ sinh đẻ non, bị suy hô hấp
  • Người bị suy tim, suy hô hấp hay rối loạn nhịp tim, cấp cứu ngừng tuần hoàn, trụy mạch, sốc, tụt huyết áp.
  • Người mắc bệnh nặng, cần phải hồi sức như đột quỵ não, chấn thương tủy cổ kèm theo liệt cơ hô hấp.
  • Đo chỉ số SpO2 để chẩn đoán hoặc đánh giá hiệu quả điều trị

Máy đo SpO2 là gì? Chỉ số PRbpm trong máy đo SpO2 là gì?

Máy đo SpO2 là thiết bị được sử dụng để đo độ bão hòa oxy trong máu, kết hợp đo nhịp tim thông qua đầu ngón tay. Thiết bị có thiết kế nhỏ gọn, hỗ trợ theo dõi và kiểm tra chỉ số sức khỏe, nhanh chóng phát hiện tình trạng thiếu oxy trong máy ngay cả khi cơ thể bình thường. Việc sử dụng máy SpO2 rất đơn giản, thực hiện như sau:

  • Xoa ấm bàn tay trước khi kẹp máy đo SpO2
  • Cố định bàn tay lên mặt bàn
  • Khi đo hãy cố gắng không cử động trong 1 phút để kết quả chính xác hơn
Kết quả hiển thị sau vài phút
Kết quả hiển thị sau vài phút

Cách đọc thông số trên máy đo SpO2 như sau:

  • Chỉ số nhịp mạch
  • Chỉ số PRbpm trong máy đo SpO2 là gì? Là chỉ số nhịp tim mỗi phút. Hiển thị dưới dạng số tại chỗ ghi chữ PR  hoặc vị trí có hình trái tim.
  • Đơn vị đo: nhịp/phút
  • Phạm vi đo: 0-254 nhịp/phút
  • Giá trị bình thường: 60-90 nhịp/phút
  • Chỉ số SpO2
  • Hiển thị dưới dạng số phần trăm tại vị trí ghi SpO2
  • Đơn vị đo: phần trăm (%)
  • Phạm vi đo: Từ 0-100%
  • Giá trị bình thường: 98-100%
  • Sai số bình thường dao động khoảng 2%

Khi đo chỉ số SpO2 cần phải lưu ý những điều sau:

  • Giá trị SpO2 có thể không chính xác nếu bệnh nhân bị tụt huyết áp hoặc co mạch khiến máu và nổ nảy ở tiểu động mạch bị giảm
  • Cần chú ý khi kẹp máy đo chỉ số SpO2 vào đầu ngón tay, nếu kẹp quá chặt sẽ có thể gây tổn thương.
  • Nếu có chỉ số SpO2 quá thấp thì cần phải quan sát để cấp cứu kịp thời.
  • Nếu bị ngộ độc khí CO2 ngoài việc đo SpO2 thì cần phải thực hiện các xét nghiệm như máu động mạch để đánh giá chính xác độ bão hòa oxy trong máu.

Một số câu hỏi khác về chỉ số SpO2

Triệu chứng khi chỉ số SpO2 giảm là gì?

Khi bạn gặp phải một số triệu chứng sau rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng giảm chỉ số SpO2 (thiếu oxy trong máy) đó là:

  • Thay đổi sắc tố về màu sắc của da
  • Suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn
  • Ho
  • Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm
  • Khó thở, thở nhanh.

Yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của máy đo chỉ số SpO2

Chỉ số SpO2 đo được sẽ không chính xác hoàn toàn và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:

  • Hemoglobin bất thường
  • Bệnh nhân cử động khi đang đo
  • Giảm tưới máu mô do choáng
  • Sử dụng thuốc gây co mạch
  • Hạ thân nhiệt nặng
  • Bị nhiễu do ánh sáng ở trong phòng khi đang đo
  • Nếu sử dụng máy đo SpO2 kẹp ở ngón tay, ngón chân thì có thể bị ảnh hưởng bởi sắc tố móng.

Chỉ số PI trên máy đo SpO2 là gì?

PI là chỉ số tưới máu lên các cơ quan gián tiếp thông qua 10 đầu ngón tay. Chỉ số PI rất quan trọng, phản ánh mức độ cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể. Ở người khỏe mạnh, chỉ số tưới máu PI sẽ nằm trong khoảng từ 3-9%. Chỉ số này sẽ thay đổi vào buổi sáng hoặc sau khi tập thể dục.

Hiện nay, ở một số máy đo SpO2 có thêm chức năng đo chỉ số tưới máu PI. Qua đó giúp người bệnh chủ động hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình. Bạn có thể sử dụng máy đo độ bão hòa oxy trong máu để kiểm tra số PI thường xuyên, sau đó gửi kết quả cho bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chẩn đoán bệnh.

Có thể bạn quan tâm:

GGT là gì trong xét nghiệm máu? Cách giảm chỉ số GGT

Huyết tương là gì, hồng cầu là gì? Đặc điểm và chức năng các thành phần của máu

Với các thông tin có trong bài viết “SpO2 là gì? Tầm quan trọng của chỉ số SpO2 đối với sức khỏe con người” hy vọng sẽ giúp ích với bạn. Cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác bằng cách truy cập website muahangdambao.com.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *