ESFP là gì? Những điều cần biết về nhóm tính cách ESFP

ESFP là nhóm tính cách dễ dàng thu hút được sự chú ý của những người xung quanh. Vậy ESFP là gì? Họ sở hữu những đặc điểm tính cách như thế nào? Hãy khám phá ngay điều này cùng với muahangdambao.com trong bài viết cụ thể ngay dưới đây các bạn nhé!

Tìm hiểu tính cách ESFP là gì?

ESFP là viết tắt của các từ Extraversion, Sensing, Feeling và Perception. Đây là một trong 16 phân loại của trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs. Họ là những người sinh ra để đảm nhận chức danh hoạt náo viên trong bất cứ đám đông nào. Họ luôn nhận được sự quan tâm của mọi người và cũng được nhiều người yêu thích.

ESFP là một trong 16 nhóm tính cách phổ biến hiện nay
ESFP là một trong 16 nhóm tính cách phổ biến hiện nay

Những người thuộc nhóm ESFP tính cách chiếm khoảng 9% dân số thế giới và còn được gọi với những cái tên khác như Người Trình Diễn (The Performer, The Performer).

Đặc điểm nhận biết nhóm tính cách ESFP là gì?

Ưu điểm

  • Nhiệt tình, nhiều năng lượng

Nhóm tính cách ESFP có phong thái rất hoạt bát, tự do, thu hút mọi người xung quanh. Họ ấm áp, lạc quan, nói nhiều và cũng rất biết cách quan tâm đến người khác. Bản năng đồng cảm kết hợp với năng lượng tích cực cũng giúp họ dễ dàng thu hút sự chú ý từ đám đông.

  • Táo bạo, hành động thiết thực

Có thể nói người ESFP không chỉ có gu ăn mặc ấn tượng mà còn có cách ăn nói và hành động rất đặc biệt. Đối với những hoạt động ngoài trời, họ rất nhanh nhẹn và không ngại thử sức mình với những thứ mới mẻ.

Họ thích trở thành trung tâm của sự chú ý và luôn muốn mình nổi bật. Dù thích thứ mang tính nghệ thuật, có style riêng nhưng họ lại không phải kiểu người quá mơ mộng. Họ từ chối sống trong quá khứ hoặc cứ mải lo lắng vì tương lai. với họ tập trung vào thực tiễn mới là quan trọng nhất.

  • Luôn sẵn sàng giúp đỡ, hợp tác với mọi người

Tính cách ESFP đề cao tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm. Họ sẽ không tranh giành công sức hay làm quá lố. Ngoài ra, họ còn đóng vai trò là người hỗ trợ trong rất nhiều tình huống và thường dẫn dắt nhóm bởi sự tháo vát vốn có.

ESFP rất năng nổ nên có thể giúp đỡ nhiều người khác
ESFP rất năng nổ nên có thể giúp đỡ nhiều người khác
  • Cách hành động và lối suy nghĩ tích cực

Người ESFP luôn có tinh thần lạc quan, họ nghĩ rằng mọi người nên nhìn vào những mặt tươi sáng của cuộc sống và luôn muốn lan tỏa sự tích cực của mình đến với mọi người xung quanh.

  • Sở hữu giác quan rất nhạy bén

Là người có giác quan rất nhạy bén nên người biểu diễn thường xử lý thông tin nhanh nhạy bằng cả năm giác quan của họ. Dù ESFP luôn cảm nhận và quyết định bằng cảm xúc nhưng họ cũng biết cách sống trọn khoảnh khắc và thực tế.

Nhược điểm

  • Sống quá nhạy cảm

Đam mê thể hiện và muốn nhận sự chú ý nhưng các ESFP lại đặc biệt nhạy cảm với việc bị chê trách hoặc nhận góp ý. Họ dễ thể hiện ra những phản ứng tiêu cực khi cảm thấy mình bị chỉ trích.

  • Dễ mất hứng thú với mọi thứ

Với bản tính ham vui, ESFP tính cách rất khó tập trung lâu dài vào 1 thứ và dễ cảm thấy nhàm chán. Họ liên tục muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ khác. Đồng thời ESFP cũng dễ bị cạn kiệt năng lượng về lâu về dài. Chính vì vậy, đừng chỉ suy nghĩ quá nhiều về hiện tại mà hãy kiên nhẫn với cả những kế hoạch tương lai.

Tính cách ESFP rất dễ bị mất tập trung
Tính cách ESFP rất dễ bị mất tập trung
  • Luôn tìm cách trốn tránh xung đột

Phản ứng đầu tiên của người ESFP đối với xung đột là trốn tránh. Tuy nhiên, xung đột nào cũng cần phải được giải quyết và việc lảng tránh sẽ không mang lại cái kết tốt đẹp nào cả.

  • Dễ bỏ qua những kiến thức lý thuyết quan trọng

Nếu lựa chọn giữa thực hành và lý thuyết thì ESFP sẽ luôn bỏ qua các lý thuyết quan trọng bởi họ không tự tin với những khái niệm quá trừu tượng. Vì vậy, khi bỏ qua những hướng dẫn, lý thuyết sẽ có thể ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống và công việc của họ. Các entertainer sẽ cần chú ý tới đặc điểm này nếu không muốn khó thăng tiến.

  • Hoạch định dài hạn kém hiệu quả

Tính cách ESFP hiếm khi lập kế hoạch chi tiết cho tương lai của bản thân. Đối với họ, điều gì đến rồi sẽ đến. Với niềm tin rằng họ có thể thay đổi bất kỳ lúc nào nên họ hiếm khi bận tâm đến việc dành thời gian để bước đi và không lường trước được hậu quả, ngay cả với những điều có thể được lên kế hoạch.

ESFP làm nghề gì là phù hợp nhất?

Từ những phân tích nói trên, có thể thấy ESFP là những người sẽ phù hợp với môi trường hoạt động nghệ thuật có sự năng động, linh hoạt. Họ muốn được làm việc với những đồng nghiệp thân thiện, vui vẻ. Như vậy họ mới có nhiều năng lượng để sáng tạo cũng như hoàn thành công việc với hiệu suất cao nhất. Cụ thể những nghề nghiệp sẽ thích hợp với nhóm tính cách ESFP là: 

  • Nhân viên xã hội, chuyên viên tư vấn viên các vấn đề xã hội, công tác xã hội.
  • Truyền thông, ngành quảng cáo, tổ chức các sự kiện.
  • Giáo viên, giảng viên đại học, giáo sư, tiến sĩ.
  • Tham gia vào các hoạt động mang tính kinh doanh.
  • Ca sĩ, diễn viên, nhà sản xuất âm nhạc, dancer.
  • Họa sĩ, nhà thơ, nhà văn.
  • Thiết kế thời trang hoặc thiết kế, sáng tạo nội thất. 
  • Bác sĩ, y tá, bảo mẫu, huấn luyện viên thể hình.
  • Cảnh sát hoặc lính cứu hỏa.
Những người trong nhóm ESFP rất phù hợp để làm ở ngành giải trí
Những người trong nhóm ESFP rất phù hợp để làm ở ngành giải trí

ESFP hợp với nhóm tính cách nào nhất?

ESFP là những người rất dễ dàng tin tưởng vào người khác nên họ thường không quá đặt nặng mục tiêu cụ thể trong những mối quan hệ của bản thân mà chỉ đơn thuần muốn tìm kiếm những sự vui vẻ và sự sẻ chia. 

Họ thể hiện trạng thái giàu năng lượng của mình khi tiếp xúc với mọi người và rất giỏi trong việc quan sát cũng như nắm bắt cảm xúc của người khác. Nhìn chung, ESFP sẽ thích hợp với những người có tính cách tương đồng như là ISFP, ESTP, ESFJ. 

Có khá nhiều tính cách phù hợp với nhóm ESFP
Có khá nhiều tính cách phù hợp với nhóm ESFP

Ngoài ra, với những người thuộc nhóm ISTP, ISFJ, ENFJ hay ENFP thì cũng rất dễ thu hút được ESFP. Họ có những điểm đặc biệt để tạo nên sự cân bằng trong mối quan hệ với ESFP.

ESFP-A, ESFP-T là gì? Phân biệt ESFP-A / ESFP-T

Một yếu tố khác để có thể phân biệt các nhóm tính cách MBTI chính là Identity. “Nhân dạng” của ESFP cũng tương tự khi được chia ra thành hai loại là ESFP-T (Turbulent – sự bất ổn) và ESFP-A (Assertive – sự quyết đoán).

Hai nhánh tính cách này, dù đều là ESFP thì vẫn có những khác biệt nhất định:

  • Entertainer của nhóm A ít bị ảnh hưởng bởi áp lực, thử thách hơn nhóm T. Tuy nhóm ESFP-T dễ bị stress nhưng áp lực cũng là liều thuốc tinh thần giúp họ tỉnh táo hơn trong 1 số trường hợp.
  • Người ESFP-T thường có xu hướng khó thể hiện cảm xúc hơn so với ESFP-A.
  • Nhóm ESFP-T dễ bị tổn thương hơn là ESFP-A và từ đó họ có thể khó tha thứ cho người khác hơn khi người đó phạm lỗi.
  • Trong 1 mối quan hệ, ESFP nhìn chung rất phóng khoáng và sống tình cảm với nửa kia. Nhưng so với nhóm A thì nhóm T lại hay ghen và nghĩ ngợi nhiều hơn.
  • Trong công việc, ESFP Assertive sẽ luôn tự tin vào khả năng của mình và hay tự đưa ra quyết định, trong khi ESFP Turbulent ;aok có lúc hơi thụ động.

Xem thêm các nhóm tính cách khác:

ESTP là gì? Đặc điểm về tính cách của nhóm người estp

ISTP là gì? Đặc điểm của nhóm tính cách ISTP chi tiết nhất

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về nhóm tính cách ESFP là gì. Vậy còn bạn, bạn thuộc kiểu tính cách nào? Hãy bình luận bên dưới cho chúng tôi được biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *