Serotonin là gì? Những điều cần biết về hormone serotonin

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên quan trọng đối với cơ thể. Nhưng chính xác thì serotonin là gì, đóng vai trò ra sao và làm thế nào để tăng được lượng serotonin tự nhiên? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn với muahangdambao.com trong bài viết chi tiết này các bạn nhé!

Tìm hiểu thêm serotonin là gì?

Hormone serotonin là gì? Serotonin (hay hormone hạnh phúc) là một loại hormone đóng vai trò như một chất dẫn truyền thần kinh, được nên từ sự chuyển đổi của các tryptophan trong não. 

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng
Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh rất quan trọng

Hormone này có nhiệm vụ mang đến cảm giác hạnh phúc, giúp điều chỉnh tâm trạng, cảm xúc. Ngoài ra nó còn tham gia vào rất nhiều quá trình sinh học khác trong cơ thể như thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và ổn định hơn.

Vậy hội chứng serotonin là gì?

Hội chứng serotonin hay serotonin syndrome: SS là một phản ứng ngộ độc thuốc do gây ra tình trạng tích tụ quá nhiều chất serotonin trong cơ thể. Như đã nói thì serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh rất cần thiết cho sự hoạt động của các tế bào thần kinh trong não.

Khi nồng độ serotonin gia tăng quá cao sẽ gây ra SS, có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ (run người, tiêu chảy) tới nặng (cứng các cơ, sốt, co giật), trong trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Serotonin đóng vai trò ra sao đối với cơ thể?

Nhu động ruột

Hơn 80% tổng số serotonin có bên trong cơ thể được tìm thấy trong dạ dày và ruột. Tại đây chúng sẽ giúp điều khiển đồng thời kiểm soát quá trình hoạt động và các chức năng của đường ruột.

Giúp cải thiện tâm trạng

Serotonin còn được tìm thấy bên trong não, chúng mang đến khả năng điều chỉnh tâm trạng, hạnh phúc hoặc lo lắng của con người. Mức độ cao hay thấp của serotonin còn có thể khiến tâm trạng bạn lên xuống thất thường. Nếu như lượng hormone này quá thấp, có thể sẽ khiến bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn, cáu kỉnh,… và có thể liên quan đến căn bệnh trầm cảm.

Serotonin cũng tác động tới tâm trạng của chúng ta
Serotonin cũng tác động tới tâm trạng của chúng ta

Xuất hiện cảm giác buồn nôn

Quá trình sản xuất ra serotonin cũng có thể dẫn đến việc cảm thấy buồn nôn. Serotonin tăng lên nhằm thúc đẩy những thực phẩm có hại ra khỏi cơ thể, kích thích dây thần kinh não khiến cho cơ thể có cảm giác buồn nôn.

Cải thiện tình hình giấc ngủ

Ngoài cảm xúc thì loại hormone này còn có khả năng kiểm soát quá trình ngủ và thức giấc của con người. Chúng kích thích vào khu vực và thụ thể nhằm kiểm soát việc ngủ và thức. Chúng giúp bạn ngủ ngon hơn, đồng hồ sinh học được đều đặn hơn.

Sở hữu khả năng chữa lành các vết thương nhanh chóng

Serotonin sẽ giúp đông máu khi trên người có vết thương bằng cách thu hẹp động mạch tại vị trí bị thương, từ đó thương tổn của bạn sẽ lành nhanh hơn. Vì vậy hãy chú ý bổ sung thêm hormone này vì nếu lượng serotonin giảm sẽ khiến khả năng chữa lành bị giảm xuống rất nhiều.

Gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của xương

Serotonin rất tốt cho sức khỏe tâm thần và cơ thể. Tuy nhiên nếu hàm lượng serotonin trong xương quá cao thì có thể dẫn đến tình trạng xương yếu hoặc bị loãng xương.

Chức năng tình dục có sự thay đổi

Hàm lượng serotonin cũng có liên quan đến ham muốn tình dục của chúng ta. Nếu serotonin quá thấp thì có thể làm giảm khoái cảm, giảm khả năng đạt cực khoái. Và ngược lại, mức độ serotonin tăng thì ham muốn tình dục của bạn cũng sẽ tăng.

Ham muốn của bạn thay đổi cũng do serotonin
Ham muốn của bạn thay đổi cũng do serotonin

Nếu thiếu serotonin thì sẽ gây ra tình trạng gì?

Serotonin ở mức quá thấp có thể là do tâm trạng buồn bã, trí nhớ dần suy giảm, lạm dụng các loại chất kích thích do những chất này đã làm tổn thương các dây thần kinh điều tiết serotonin. Khi nồng độ serotonin giảm mạnh, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như là:

– Khó ngủ sâu, người luôn trong tình trạng mệt mỏi.

– Luôn cảm thấy tự ti, lo ngại, lòng tự trọng cũng thấp.

– Dễ bốc đồng, dễ gây hấn với người khác, tính tình hung hăng, cáu kỉnh.

– Thường xuyên có cảm giác thèm ăn, nhất là thực phẩm có nhiều tinh bột và đường.

– Xuất hiện cảm giác buồn nôn, bị rối loạn tiêu hóa.

Đây cũng là những triệu chứng thường thấy ở những bệnh nhân bị trầm cảm. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được rằng nồng độ serotonin thấp có liên quan đến vấn đề trầm cảm. 

Những cách để gia tăng lượng serotonin trong cơ thể

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp bạn tăng lượng serotonin một cách hoàn toàn tự nhiên. Một số nghiên cứu từ các chuyên gia cho hay, khi bạn ăn carbs cùng với thực phẩm có chứa tryptophan, các chất được chuyển đổi thành serotonin sẽ giúp tryptophan dễ dàng đi vào não bộ hơn.

Lên cho mình một thực đơn khoa học sẽ làm tăng serotonin
Lên cho mình một thực đơn khoa học sẽ làm tăng serotonin

Tryptophan thường có trong các loại thực phẩm giàu protein như là bột yến mạch ăn cùng với các loại hạt, gà tây, cá hồi, quả mận, dứa ăn cùng với bánh quy,…

Vận động nhẹ nhàng với những bài tập thể dục khoa học

Các bài tập đơn giản như bơi lội, đi bộ, chạy bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu, aerobic… rất có ích khi bạn muốn tăng lượng hormone serotonin trong cơ thể. Các bài vận động này sẽ giúp giảm bớt các acid amin khác, tạo nên môi trường phù hợp, lành mạnh để thúc đẩy sản sinh tryptophan và chuyển đổi thành serotonin.

Ánh sáng tự nhiên từ mặt trời

Theo những nghiên cứu gần đây cho thấy, ánh nắng cũng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến lượng hormone serotonin. Vào những ngày mùa đông, ít năng lượng thì serotonin trong cơ thể sẽ ít hơn so với những ngày có nắng ấm.

Hãy ra ngoài và dành tối thiểu 10 đến 15 phút mỗi ngày để tận hưởng ánh nắng mặt trời và nhớ bôi kem chống nắng để bảo vệ làn da nhé. Ánh nắng sẽ giúp tổng hợp và tăng lượng serotonin có trong cơ thể và trên da.

Sử dụng thêm 1 số loại thực phẩm chức năng

Hiện nay có một số dòng thuốc bổ sung serotonin, hỗ trợ sản xuất các tryptophan và chuyển đổi thành serotonin. Tuy nhiên, bạn hãy kiểm tra kỹ nguồn gốc để tránh mua phải hàng giả “tiền mất tật mang”.

Sử dụng các loại thực phẩm chức năng để tăng lượng serotonin
Sử dụng các loại thực phẩm chức năng để tăng lượng serotonin

Ngoài ra, nếu như bạn đang sử dụng thuốc hay thực phẩm chống trầm cảm thì hãy thật thận trọng khi sử dụng vì nếu quá nhiều serotonin cũng sẽ không tốt. Cho nên để chắc chắn, hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng để tăng hormone serotonin nhé!

Kết hợp với massage toàn thân

Massage sẽ giúp cơ thể của bạn được thư giãn và thoải mái hơn, từ đó giúp gia tăng lượng serotonin. Ngoài ra nó còn giúp giảm stress vì việc này sẽ làm giảm đi các hormone cortisol, loại hormone được sản sinh khi cơ thể gặp phải những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống.

Điều chỉnh lại thái độ, cảm xúc của mình

Lượng serotonin quá ít cũng có thể gây nên những cảm xúc tiêu cực như buồn bực, hồi hộp, cáu gắt,… Hãy thử điều chỉnh lại cảm xúc của bản thân với những điều tích cực như nghĩ về những khoảnh khắc bạn thấy hạnh phúc, những người thân yêu nhất,…bởi những điều tích cực sẽ giúp làm tăng lượng serotonin tự nhiên.

Tạo cho mình một giấc ngủ ngon

Ngủ ngon sẽ giúp duy trì cân bằng lượng hormone của cơ thể, từ đó có tác dụng khiến tâm trạng của bạn trở nên ổn định hơn. Bạn hãy dành ra đủ 8 tiếng một ngày để ngủ, còn nếu đang gặp phải tình trạng khó ngủ thì bạn hãy:

Ngủ đủ giấc và tỉnh dậy theo đồng hồ sinh học
Ngủ đủ giấc và tỉnh dậy theo đồng hồ sinh học

– Tạo không gian yên tĩnh, thư thái, giảm ánh sáng để có thể thuận lợi cho việc chìm vào giấc ngủ.

– Hạn chế tối đa việc uống trà, cà phê, dùng các chất kích thích, nhất là vào buổi chiều và buổi tối.

– Duy trì thói quen thức dậy cũng đi ngủ theo lịch trình cố định hàng ngày.

Làm những công việc mà bạn thấy thực sự yêu thích

Bạn có thể dành chút thời gian rảnh để làm những công việc mà bản thân yêu thích như: nghe nhạc, vẽ tranh, làm vườn, nấu ăn, nuôi thú cưng,… Những hoạt động này tuy đơn giản nhưng sẽ mang lại cảm giác thích thú giúp bạn giải phóng thêm rất nhiều endorphin và serotonin. 

Thực hiện tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu cũng có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của một loạt các tình trạng sức khỏe tâm thần, gồm có lo lắng, trầm cảm, mất ngủ và sang chấn tâm lý. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng liệu pháp tâm lý trị liệu cũng đồng thời làm tăng các thụ thể serotonin trong não của những người mắc chứng trầm cảm nặng.

Có thể bạn quan tâm:

Doping là gì? Tại sao bị cấm trong thi đấu thể thao?

Chỉ số triglyceride là gì? Nguyên nhân, ảnh hưởng của chỉ số triglyceride tăng cao

Hy vọng với bài viết này thì các bạn đã có thể hiểu serotonin là gì và cách để điều chỉnh lượng serotonin trong cơ thể một cách khoa học nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *