Chiếm hữu là gì? Các quyền và tính chiếm hữu theo cơ sở pháp luật

Chiếm hữu – quyền năng đặc biệt của các chủ thể có quyền đối với tài sản được quy định trong pháp luật dân sự. Vậy bạn hiểu chiếm hữu là gì? Quyền chiếm hữu là gì? Các hình thức chiếm hữu? Hay chủ thế nào có quyền chiếm hữu đối với tài sản? Tất cả những thông tin này sẽ được chúng tôi bật mí ngay sau đây!

Chiếm hữu là gì?

Chiếm hữu được hiểu là việc một người tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc là căn cứ theo giấy ủy quyền của người khác với tính chất ổn định, liên tục và công khai theo đúng quy định của pháp luật ban hành.

Chiếm hữu - tự nắm giữ, quản lý tài sản
Chiếm hữu – tự nắm giữ, quản lý tài sản

Tại Điều 179 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã có quy định cụ thể về chiếm hữu như sau: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”.

Các hình thức chiếm hữu là gì?

Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình hiểu đơn giản là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng bản thân mình có quyền đối với tài sản mà mình đang chiếm hữu.

Người chiếm hữu ngay tình trong các trường hợp như sau:

  • Có được tài sản thông qua giao dịch dân sự phù hợp với các quy định của pháp luật.
  • Được chủ sở hữu của tài sản ủy quyền để quản lý tài sản đó.
Chiếm hữu ngay tình
Chiếm hữu ngay tình
  • Phát hiện và giữ các tài sản vô chủ, tài sản mà không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị chôn giấu, bị bỏ quên đảm bảo phù hợp với các điều kiện được chiếm hữu theo như quy định.
  • Các trường hợp ngay tình khác như: phát hiện hay trông giữ gia cầm, gia súc bị thất lạc…

Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình chính là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc là phải biết rằng bản thân mình không có quyền đối với tài sản mình đang chiếm hữu.

Người chiếm hữu không ngay tình sẽ bị buộc phải chấm dứt hành vi chiếm giữ của mình đối với các tài sản. Ngoài ra, phải trả lại cho chủ thể có quyền đối với tài sản và nếu như có gây ra thiệt hại thì còn phải bồi thường theo đúng như quy định của pháp luật.

Chiếm hữu liên tục

Chiếm hữu liên tục hiểu đơn giản là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không xảy ra các tranh chấp về quyền đối với tài sản đó; hoặc là có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác (kể cả khi tài sản đã được giao cho người khác chiếm hữu).

Chiếm hữu liên tục
Chiếm hữu liên tục

Người chiếm hữu liên tục có thể chiếm hữu trực tiếp hoặc là gián tiếp. Chủ thể có thể là người trực tiếp thực hiện việc chiếm hữu tài sản, nắm giữ cũng như chi phối tài sản. Hoặc có thể chiếm giữ gián tiếp thông qua việc nhờ một chủ thể khác đứng ra để quản lý và chi phối tài sản.

Trong chiếm hữu liên tục thì còn có chiếm hữu không liên tục. Việc chiếm hữu không liên tục thì không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng hay quyền của người chiếm hữu.

Chiếm hữu công khai

Chiếm hữu công khai chính là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không hề có sự giấu giếm. Tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản và giữ gìn như là tài sản của chính mình.

Quyền chiếm hữu là gì? Ví dụ

Trong quyền sở hữu được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có chứa 3 quyền cơ bản đó là: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền chiếm hữu thì bao gồm cả việc trực tiếp chiếm hữu của chủ sở hữu hoặc là việc chiếm hữu của người không phải chủ sở hữu nhưng được ủy quyền chiếm hữu tài sản hoặc là có các trường hợp chiếm hữu hợp pháp theo như quy định của pháp luật. Chủ thể có quyền chiếm hữu trực tiếp hoặc là gián tiếp nắm giữ và chi phối tài sản mà mình đang chiếm hữu.

Quyền chiếm hữu
Quyền chiếm hữu

Ví dụ: Chiếc xe máy là của chủ sở hữu và chủ sở hữu trực tiếp chiếm giữ chiếc xe của mình mà không bị ràng buộc ý chí bởi người nào khác.

Chủ thể nào có quyền chiếm hữu đối với tài sản?

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu

Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu đã được quy định rõ tại Điều 186 của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của bản thân để nắm giữ hoặc chi phối các tài sản của mình. Tuy nhiên không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
  • Chủ sở hữu là đối tượng được pháp luật quy định là người toàn quyền chiếm hữu tài sản cũng như tự do thực hiện các hành vi chiếm hữu đối với các tài sản của mình. Tuy nhiên cần đảm bảo các hành vi không được gây thiệt hại cho cá nhân hay tổ chức.

Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy thác để quản lý tài sản

Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản đã được quy định rất rõ tại Điều 187 của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản thì chỉ được phép chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu đã xác định.
  • Người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản thì không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được nhận theo như quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Quyền chiếm hữu - được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản
Quyền chiếm hữu – được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản

Chủ sở hữu tài sản chính là người có quyền chi phối lớn nhất đối với tài sản đó. Tuy nhiên người được chủ sở hữu ủy thác quản lý tài sản thì cũng được phép thực hiện công việc theo ủy quyền. Cụ thể là chiếm hữu tài sản thông qua phạm vi, phương thức hoặc là thời hạn do chủ sở hữu xác định.

Quyền chiếm hữu của người nhận tài sản thông qua các giao dịch dân sự

Người sở hữu có tài sản thông qua giao dịch dân sự như là: tặng, cho, gửi, giữ…  không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu. Người nhận tài sản thực hiện việc chiếm hữu phải phù hợp với mục đích, yêu cầu cũng như phạm vi của giao dịch.

Quyền chiếm hữu của người nhận tài sản thông qua giao dịch dân sự đã được quy định rõ tại Điều 187 của Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể như sau:

  • Chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua các giao dịch dân sự nhưng nội dung lại không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu thì người nhận tài sản đó được phép thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó sao cho phù hợp với mục đích, nội dung của giao dịch.
  • Người nhận tài sản được quyền sử dụng tài sản được giao và được chuyển quyền chiếm hữu hay sử dụng tài sản đó cho người khác nếu như được sự cho phép của chủ sở hữu.
  • Người nhận tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản mà được chủ sở hữu nhận theo như quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
Quyền chiếm hữu thông qua giao dịch nhân sự
Quyền chiếm hữu thông qua giao dịch nhân sự

Người nhận tài sản thông qua các giao dịch dân sự thực hiện quyền chiếm hữu tài sản. Tuy nhiên việc này sẽ không bao gồm việc chuyển quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản.

Người được giao tài sản sẽ được phép thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó theo như thỏa thuận trong giao dịch dân sự đã thống nhất giữa các bên có liên quan. Việc sử dụng tài sản hoặc là chuyển quyền chiếm hữu tài sản đó cho người khác cũng phải được sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản.

Trường hợp khác

Ngoài những trường hợp nêu trên thì còn một số trường hợp cụ thể khác, được quy định tại Điều 165 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, chủ thể có quyền chiếm hữu tài sản như sau:

  • Người phát hiện và giữ các tài sản vô chủ, tài sản mà không xác định được ai là chủ sở hữu của nó: tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu hay bị vùi lấp… với điều kiện theo như quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Người phát hiện và trông giữ gia súc, gia cầm, các vật nuôi dưới nước… bị thất lạc với các điều kiện theo quy định của Bộ luật này hay các quy định khác của pháp luật có liên quan hay các trường hợp khác được pháp luật quy định.

Lưu ý: Việc chiếm hữu mà không phù hợp với những nội dung trên thì sẽ được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Có thể bạn quan tâm:

Tư hữu là gì? Chế độ tư hữu xuất hiện là do đâu?

Cạnh tranh là gì? Bản chất, quy định và loại hình cạnh tranh

Trên đây là những thông tin liên quan đến chiếm hữu và quyền chiếm hữu là gì. Hy vọng sẽ giúp bạn tích lũy được thêm những kiến thức bổ ích. Để biết thêm các thông tin thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất của muahangdambao.com nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *