Xuất siêu là gì? Xuất nhập khẩu có vai trò gì với sự phát triển kinh tế?

Xuất siêu là mục tiêu của các quốc gia, thể hiện sức mạnh của nền kinh tế. Hãy cùng tìm hiểu xuất siêu là gì và vai trò đối với sự phát triển kinh tế trong bài viết sau đây nhé!

Xuất siêu là gì?

Bên cạnh khái niệm về xuất khẩu, xuất siêu là thuật ngữ dùng để thể hiện tình trạng Cán cân thương mại có giá trị lớn hơn 0 (zero). Tức là, khi kim ngạch xuất khẩu cao hơn nhập khẩu trong một thời gian nhất định thì được gọi là xuất siêu.

Xuất siêu thể hiện kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu
Xuất siêu thể hiện kim ngạch xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu

Ngược lại, nhập siêu là tình trạng Cán cân thương mại có giá trị nhỏ hơn 0 (zero). Tức là, khi kim ngạch nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong một thời gian nhất định thì được gọi là nhập siêu.

Vai trò của xuất nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế

Cán cân xuất nhập khẩu có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ phân tích chi tiết về ảnh hưởng nhập siêu và xuất siêu trong các lĩnh vực cụ thể.

Xuất nhập khẩu tác động trực tiếp đến kinh tế
Xuất nhập khẩu tác động trực tiếp đến kinh tế

Đối với nhập siêu

Tích cực:

Kinh tế:

  • Việc nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cao cấp, công nghệ tiên tiến giúp nâng cao trình độ kỹ thuật, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chất lượng, có tính cạnh tranh cao. Đối với các nước nghèo và đang phát triển, ngành sản xuất nguyên liệu nội địa chưa phát triển cần nhập khẩu nguyên liệu để hoàn thiện xu hướng xuất khẩu.
  • Hàng nhập khẩu tăng sự cạnh tranh, kích thích sản xuất trong nước phát triển.
  • Nhập khẩu từ nguồn vốn ODA giúp nâng cao cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế

Xã hội:

  • Việc nhập khẩu hàng hóa, sản phẩm khoa học, văn hóa giúp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao mức sống của người dân.
  • Nhập khẩu từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo công ăn việc làm cho lượng lớn người lao động, cải thiện đời sống xã hội.
Nhập siêu nâng cao mức sống của người dân
Nhập siêu nâng cao mức sống của người dân

Tiêu cực

Thúc đẩy tư tưởng “sính ngoại”

Nhập siêu lớn, vượt quá tầm kiểm soát của Chính phủ sẽ tạo nên sự lãng phí ngoại tệ, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nội địa. Việc nhập khẩu quá nhiều hàng tiêu dùng dễ gây ra tâm lý “sính ngoại”, khiến hàng trong nước khó tiêu thụ hơn.

Gia tăng nợ công

Nhập siêu lớn có thể gây cạn kiệt ngoại tệ, gia tăng vay nợ của Chính phủ thông qua hình thức phát hành trái phiếu. Việc nhập siêu kéo dài sẽ khiến nợ công ngày càng tăng vì các quốc tế đều phải dựa vào xuất khẩu để trả nợ và lãi.

Nhân tố tạo khủng hoảng

Nhập siêu có thể gây ra khủng hoảng nợ công, khủng hoảng tài chính tại nhiều quốc gia như Hy Lạp năm 2010 và đến nay vẫn chưa hồi phục nền kinh tế dù đã nhận được nhiều gói cứu trợ từ bên ngoài.

Gia tăng thất nghiệp

Theo nghiên cứu thì nhập siêu gắn liền với tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ nhập siêu càng cao thì tỷ lệ thất nghiệp càng lớn và ngược lại.

Nhấn chìm thị trường chứng khoán

Nhập siêu kéo dài làm gia tăng nợ công và giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Từ đó, dẫn đến tình cảnh nợ nần của quốc gia, gây tổn hại cho các nhà sản xuất trong nước và suy giảm giá trị cổ phiếu của họ.

Nhập siêu kéo dài phá hủy thị trường chứng khoán nội địa
Nhập siêu kéo dài phá hủy thị trường chứng khoán nội địa

Lúc này, giới đầu tư sẽ nhận định cơ hội đầu tư ở thị trường nội địa kém và dần chuyển hướng sang các thị trường cổ phiếu bên ngoài, khiến nhu cầu đối với thị trường chứng khoán trong nước sụt giảm và thị trường đi xuống.

 

 

Đối với xuất siêu

Không thể phủ nhận vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế, đặc biệt là khi kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn hẳn so với nhập khẩu.

Kể từ khi thực hiện CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương), Việt Nam đã chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu. Các doanh nghiệp trong nước đã tranh thủ điều kiện thuận lợi như việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu vào các thị trường, để tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường quốc tế, giải quyết khó khăn trong ngành nông – lâm – thủy sản với Trung Quốc.

Nông - lâm - thủy sản là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
Nông – lâm – thủy sản là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

Dù đạt được một số kết quả tích cực bước đầu nhưng Việt Nam không nên chủ quan. Tình hình xuất khẩu sang một số thị trường đã bị giảm và nhập khẩu tăng, đồng thời còn nhập siêu tại nhiều thị trường như: Malaysia, Singapore, Brunei, Australia, New Zealand.

Bên cạnh đó, tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn so với tổng nhập khẩu từ các thị trường này. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, ảnh hưởng đến kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu chung.

 

 

Trên đây là tổng hợp thông tin liên quan đến xuất siêu. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn nắm được kiến thức và tình hình xuất nhập khẩu nói chung của Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *