Vendor là gì? Có vai trò như thế nào với doanh nghiệp

Vendor là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh liên quan tới các đơn vị cung cấp các ngành công nghiệp. Để có nhiều thông tin hữu ích khác về chủ đề này, quý bạn đọc đừng bỏ lỡ bất kỳ một nội dung thông tin nào trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Vendor là gì?

Vendor có nghĩa là một bên có thể là một tổ chức hoặc một cá nhân cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ tới khách hàng dưới hình thức B2C. Họ sẽ mua sản phẩm, dịch vụ từ đơn vị sản xuất và bán lại cho khách hàng.

Vendor là gì? Tổng quan các thông tin
Vendor là gì? Tổng hợp các thông tin liên quan

Tại Việt Nam, vendor được biết đến với tên gọi là người bán rong. Thế nhưng, thuật ngữ vendor thường hướng tới cá nhân cung cấp dịch vụ, sản phẩm từ doanh nghiệp và bán lại cho khách hàng. Có thể nói, Vendor là mắt xích cuối cùng trong quá trình sản xuất và bán hàng hóa.

Ngoài ra, các Vendor cũng có thể lựa chọn nhiều hình thức bán hàng hóa, dịch vụ khác tùy vào từng trường hợp cũng như quy mô của từng tổ chức Vendor, đó là:

  • Hình thức B2B: Tức là doanh nghiệp cho doanh nghiệp
  • Hình thức B2C: Tức là doanh nghiệp cho người tiêu dùng
  • Hình thức B2G: Doanh nghiệp cho chính phủ.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ lấy một ví dụ giúp bạn. Các siêu thị là một vendor, họ nhập sản phẩm từ nhiều công ty, doanh nghiệp và bán lại cho người tiêu dùng.

Vendor managed inventory là gì?

Là việc hoạch định và tối ưu hóa chuỗi cung ứng, trong đó nhà cung cấp (vendor) sẽ chịu trách nhiệm về mức độ hàng hóa tồn kho của doanh nghiệp bán lẻ. Nhà cung cấp sẽ được tiếp cận với các dữ liệu về hàng hóa có trong kho, dữ liệu kinh doanh của các đơn vị bán lẻ để chịu trách nhiệm điều phối các đơn đặt hàng, giao hàng và lên kế hoạch tồn kho cho các đơn vị bán lẻ để đảo bảo hoạt động kinh doanh luôn được duy trì ở mức độ tối ưu nhất. Vendor managed inventory còn được viết tắt là VNI.

Vendor có vai trò như thế nào với doanh nghiệp?

Trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Vendor (nhà cung cấp) giữ một vai trò vô cùng quan trọng, đó là:

  • Hạn chế tối đa được các rủi ro trong hoạt động cung ứng sản phẩm xuống mức thấp nhất. Bên cạnh đó, còn giúp cho các hoạt động liên kết giữa các bên trở nên chặt chẽ, linh hoạt hơn.
  • Doanh nghiệp và Vendors sẽ thực hiện nhiệm vụ sắp xếp hoạt động cung ứng hàng hóa với người dùng. Điều này sẽ giảm bớt đi gánh nắng cho đơn vị sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm tốt hơn.
  • Đảm bảo hoạt động sản xuất của doanh nghiệp diễn ra ổn định, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị yếu của khách hàng.

 

Vendor giúp doanh nghiệp có thêm nhiều đối tác mới
Vendor giúp doanh nghiệp có thêm nhiều đối tác mới

 

Các tiêu chí khi lựa chọn Vendors

Để lựa chọn một đơn vị cung cấp phù hợp cần phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Một trong số các tiêu chí mà bạn không nên bỏ qua đó là:

Chất lượng sản phẩm

Người tiêu dùng thường quan tâm nhiều tới chất lượng của sản phẩm nó phải là thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh, dịch vụ tốt,….Một đơn vị cung cấp khi tuân thủ theo những tiêu chí đánh giá chất lượng sẽ tạo được niềm tin của người tiêu dùng. Ví dụ như hệ thống bán thực phẩm sạch đang thu hút nhiều chị em phụ nữ lựa chọn bởi chúng có đủ giấy tờ, tem đảm bảo chất lượng.

Chất lượng hàng hóa, sản phẩm
Chất lượng hàng hóa, sản phẩm

Thời gian giao hàng

Một dây chuyền sản xuất sẽ diễn ra suôn sẻ nếu như các công đoạn được thực hiện theo đúng tiến độ. Để thực hiện được thì cần phải có một bản kế hoạch cụ thể. Các đơn vị quản trị nên thiết lập bảng thống kê thời gian giao hàng thực tế và dự kiến của các Vendors để có những đánh giá chính xác nhất về năng lực và mức độ tín nhiệm. Từ đó, giúp bạn hạn chế được sự cố với các đơn hàng tiếp theo.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Vendor giữ vai trò không thể thiếu trong hoạt động cung cứng. Bên cạnh việc hỗ trợ dịch vụ bảo hành trong quá trình sử dụng sản phẩm thì các đơn vị sản xuất cần có thêm nhiều chính sách khác để đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng.

Làm sao để marketing đến Vendor hiệu quả?

Khi làm marketing cho sản phẩm bạn phải nghiên cứu tìm kiếm nhu cầu thị yếu của khách hàng nhưng với Vendor thì lại khác, bởi chúng không phải là yếu tố chính mà doanh nghiệp đang quan tâm. Vendor không phải là người trực tiếp sử dụng sản phẩm mà họ chỉ quan tâm tới thỏa thuận hấp dẫn và khả năng sinh lời cho cả 2 bên.

Để đưa sản phẩm của mình vào các siêu thị lớn, hoặc các cửa hàng tạp hóa bạn cần:

  • Thường xuyên tham gia vào các chương trình, triển lãm thương mại trong nước để tìm kiếm các Vendor phù hợp. Đây là nơi tập trung, liên kết rất nhiều các công ty Vendor.
  • Đưa ra các ưu đãi hấp dẫn cho các Vendor để ưu tiên lựa chọn sản phẩm của bạn tới với các đối thủ cạnh tranh hơn. Các ưu đãi hấp dẫn mà bạn có thể áp dụng như giảm giá, tặng quà,…..Bên cạnh đó, cũng có thể đề xuất giảm giá kích cầu vừa giúp tăng doanh thu cho cả đơn vị sản xuất và các nhà phân phối.
  • Vendor nên ưu tiên giới thiệu sản phẩm với khách hàng tiềm năng, các đơn vị uy tín ở các vị trí trung tâm như samsung hoặc đưa ra mức hoa hồng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Cách phân biệt Vendor và Supplier

Khi dịch sang tiếng Việt Vendor và Supplier đều được hiểu với nghĩa là “nhà cung cấp”. Thế nhưng, trong hoạt động quản lý chuỗi cung ứng thì Vendor và Supplier là hoàn toàn khác nhau. Sơ đồ chuỗi cung ứng đó là Supplier  (Nhà cung cấp) -> Manufacturer  (Nhà sản xuất )-> Distributor (Nhà phân phối)  -> Vendor (Nhà cung cấp)  -> Customer (Khách hàng).

Chất lượng hàng hóa, sản phẩm
Chất lượng hàng hóa, sản phẩm

Để phân biệt 2 thuật ngữ dễ dàng hơn bạn hãy theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí Vendor Supplier
Ý nghĩa Là các cá nhân/ tổ chức bán hàng dịch vụ/ hàng hóa với một mức giá cụ thể cho khách hàng. Là các cá nhân, tổ chức cung cấp nguyên vật liệu hàng hóa hoặc dịch vụ theo yêu cầu của doanh nghiệp
Vị trí trong chuỗi cung ứng Cuối cùng Đầu tiên
Mục tiêu Bán hàng cho người dùng cuối cùng Phục vụ cho hoạt động sản xuất
Mục đích bán hàng Sử dụng Bán lại
Số lượng cung cấp Nhỏ Lớn

Mong rằng các thông tin trong bài viết trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm Vendor là gì cùng những thông tin liên quan khác. Nếu có câu hỏi nào cần được giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi, tổng đài luôn mở để hỗ trợ bạn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *