Vấn đề là gì? Kỹ năng giải quyết vấn đề cần những gì?

Trong công việc hay trong cuộc sống chúng ta thường bắt gặp rất nhiều vấn đề khác nhau. Với những vấn đề phức tạp, khó giải quyết thì kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò rất quan trọng. Vậy bạn hiểu vấn đề là gì? Kỹ năng giải quyết vấn đề cần những gì? Hay các bước để giải quyết vấn đề như thế nào? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua các thông tin dưới đây.

Vấn đề là gì?

Vấn đề được hiểu là một tình huống khó khăn hoặc bất ổn nào đó trong công việc và và đời sống, đòi hỏi phải có sự giải quyết hoặc xử lý để có thể đạt được các mục tiêu hoặc trạng thái ổn định. 

Vấn đề có thể xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ cá nhân cho đến cộng đồng và toàn xã hội. Có thể là các vấn đề về công việc, tài chính, sức khỏe, môi trường, quan hệ giữa con người với con người, vấn đề về đạo đức, định kiến xã hội… 

Một số vấn đề có thể giải quyết được dễ dàng nhưng cũng có những vấn đề lại cần phải có những giải pháp lâu dài hay quyết định của cả một cộng đồng.

Vấn đề - tình huống khó khăn, bất ổn
Vấn đề – tình huống khó khăn, bất ổn

Có thể phân loại vấn đề dựa trên rất nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất đó chính là phân loại theo các lĩnh vực và mức độ ảnh hưởng của vấn đề đó. Phân loại vấn đề theo 4 nhóm thông dụng như sau:

  • Phân loại theo lĩnh vực: Vấn đề tài chính, vấn đề sức khỏe, vấn đề pháp lý, vấn đề môi trường, vấn đề đạo đức, vấn đề quan hệ giữa con người, vấn đề định kiến xã hội…
  • Phân loại theo mức độ ảnh hưởng: Vấn đề cá nhân, vấn đề gia đình, vấn đề cộng đồng, vấn đề dân tộc, vấn đề toàn cầu…
  • Phân loại theo thời gian: Vấn đề dài hạn, vấn đề trung hạn, vấn đề ngắn hạn.
  • Phân loại theo tính chất của vấn đề: vấn đề giáo dục, vấn đề kỹ thuật, vấn đề văn hóa, vấn đề khoa học, vấn đề xã hội, vấn đề chính trị…

Lưu ý: Mỗi vấn đề đều có những đặc trưng riêng nên cần phân tích cụ thể và xác định phương pháp giải quyết sao cho phù hợp.

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề tiếng Anh là “Problem Solving Skills”. Đây là một kỹ năng tổng hợp của quá trình xác định, đánh giá cũng như phân tích các vấn đề hoặc các tình huống phát sinh ngoài ý muốn trong công việc hay trong cuộc sống để đưa ra được những giải pháp giải quyết tốt nhất.

Kỹ năng giải quyết vấn đề - kỹ năng mềm quan trọng
Kỹ năng giải quyết vấn đề – kỹ năng mềm quan trọng

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng mềm được ứng dụng rất nhiều vào đời sống và trong công việc hàng ngày, giúp đảm bảo cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn.

Kỹ năng giải quyết vấn đề cần những gì?

Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Dưới đây là những yếu tố quan trọng nhất mà bạn cần phải lưu ý:

  • Kỹ năng nghiên cứu

Để giải quyết vấn đề thì bạn cần phải có kỹ năng nghiên cứu sự việc đó có liên quan đến vấn đề nào để đưa ra hướng xử lý tốt nhất. Bạn có thể nghiên cứu cùng với những người bạn xung quanh, xem họ cảm thấy vấn đề đó như thế nào hay có những vướng mắc gì… Thông qua trao đổi và nghiên cứu với những người liên quan sẽ giúp bạn am hiểu hơn và từ đó có thể tìm ra được hướng giải quyết tốt nhất.

  • Kỹ năng giao tiếp (lắng nghe)

Kỹ năng giao tiếp không đơn giản chỉ là việc bạn nói chuyện, trình bày ý kiến hay kết nối với mọi người xung quanh. Kỹ năng giao tiếp còn là khả năng lắng nghe, thấu hiểu, phản hồi cũng như ghi nhận những ý kiến đóng góp của người khác.

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp

Trong kỹ năng giải quyết vấn đề thì khả năng giao tiếp sẽ giúp bạn truyền đạt một cách rõ ràng và đầy đủ cho người khác (bao gồm cả lời nói và văn bản). Đồng thời việc bạn lắng nghe cẩn thận, hiểu được nhiều góc nhìn khác nhau từ mọi người sẽ giúp bạn ứng dụng hiệu quả vào giải quyết vấn đề. 

Giao tiếp hiệu quả không chỉ thể hiện tác phong chuyên nghiệp mà còn giúp bạn nhận được sự tin tưởng từ mọi người xung quanh.

>> Kỹ năng lắng nghe là gì? Cần phải có trong mọi cuộc giao tiếp

  • Kỹ năng phân tích

Khi đã xác định được vấn đề thì kỹ năng phân tích sẽ giúp cho chúng ta hiểu được vấn đề và tìm kiếm giải pháp xử lý hiệu quả. Vậy nên việc phân tích sẽ giúp cho chúng ta biết được cần ưu tiên cái gì trước để xử lý vấn đề nhanh và hiệu quả hơn.

  • Kỹ năng ra quyết định

Nếu như làm việc cá nhân thì việc ra quyết định có thể nhanh. Tuy nhiên khi đã làm việc nhóm thì việc vừa khiến tất cả mọi người đồng lòng lại vừa chọn lựa được giải pháp tốt nhất là điều không hề dễ dàng. Bởi mỗi người sẽ có một ý kiến, quan điểm và cái tôi riêng. Vậy nên, người lãnh đạo lúc này cần phải có kỹ năng ra quyết định cuối cùng để có thể thuyết phục được mọi người.

Việc đảm bảo dung hòa quyền lợi và đưa ra quyết định phù hợp là điều rất quan trọng. Bởi chỉ có như vậy thì mọi người mới đồng lòng triển khai và hướng về mục tiêu chung của tổ chức.

Kỹ năng ra quyết định
Kỹ năng ra quyết định
  • Kỹ năng dự đoán – quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro chính là quá trình tìm ra nguyên nhân, ngăn chặn và lên các kế hoạch dự phòng để giải quyết tình trạng khủng hoảng nếu như nó xảy ra. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tổn thất về chi phí cũng như tiết kiệm thời gian hiệu quả. Bên cạnh đó, nó cũng thúc đẩy mỗi cá nhân luôn sẵn sàng đối mặt với rủi ro và nắm bắt mọi cơ hội để phát triển.

Kỹ năng này nhắc nhở chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra, rà soát lại quá trình triển khai. Từ đó, phát hiện kịp thời và điều chỉnh tiến trình để ngăn chặn rủi ro, giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.

  • Kỹ năng sáng tạo

Linh hoạt, sáng tạo và đổi mới liên tục chính là điều cần thiết để giải quyết vấn đề trong mọi tình huống. Bởi không phải cứ cùng một vấn đề thì ở bất cứ hoàn cảnh hay bất cứ đâu cũng đều có thể áp dụng lại cách cũ được.

Kỹ năng sáng tạo
Kỹ năng sáng tạo

Những tác động của thị trường, xã hội hay quan điểm nhân sinh, tính chất… ở mỗi một thời điểm khác nhau thì sẽ có những mức độ tác động khác nhau. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề thì bên cạnh việc rút kinh nghiệm từ bài học cũ chúng ta cũng cần phát huy kỹ năng sáng tạo, đổi mới phương án xử lý để mang lại những hiệu quả tối ưu nhất.

Các bước giải quyết vấn đề hiệu quả

  • Hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề

Trước khi bạn tìm hướng giải quyết cho một vấn đề nào đó thì trước tiên cần hiểu được nguồn gốc của vấn đề đó. Bởi nếu bạn không hiểu được nguồn gốc của vấn đề thì sẽ dễ dẫn đến việc giải quyết sai lệch và sai lầm sẽ cứ lặp đi lặp lại. 

Nói một cách đơn giản là nếu không “bắt đúng bệnh” thì chúng ta chỉ có thể điều trị được các triệu chứng chứ không trị hết được bệnh, gây ra tình trạng là “tiền mất tật mang”.

  • Nhìn nhận và phân tích vấn đề

Khi đã hiểu rõ được nguồn gốc của vấn đề thì điều tiếp theo bạn cần phải làm đó là nhìn nhận và phân tích vấn đề.

Nhìn nhận - phân tích vấn đề
Nhìn nhận – phân tích vấn đề

Bạn cũng cần phải lập sẵn cho bản thân một kế hoạch như sau: 

– Đầu tiên bạn nên xem xét kỹ xem đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không. Đừng bao giờ phí thời gian và công sức vào một vấn đề có khả năng tự biến mất hoặc là vấn đề đó không quan trọng.

– Sau khi đã hiểu được tầm quan trọng của vấn đề việc tiếp theo mà bạn cần làm chính là bắt tay vào phân tích vấn đề đó. Việc phân tích này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn được bản chất của vấn đề, biết được vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào và có nghiêm trọng hay không để có thể đưa ra các phương án xử lý phù hợp.

  • Đề ra mục tiêu

Sau khi đã phân tích được tầm quan trọng của vấn đề thì việc tiếp theo bạn cần làm đó là đề ra mục tiêu. Có thể nói, khi làm bất cứ việc gì dù lớn hay nhỏ thì bạn cũng cần phải đưa ra được mục tiêu cho vấn đề đó. Việc xác định được mục tiêu sẽ giúp cho bạn định hình được đích đến của mình và biết được làm thế nào để đi được đến cái đích đó.

Đặt ra mục tiêu cụ thể
Đặt ra mục tiêu cụ thể
  • Đánh giá và lựa chọn giải pháp

Sau khi hiểu rõ vấn đề, nhìn nhận và đề ra mục tiêu thì việc tiếp theo bạn cần làm là đánh giá các giải pháp đã đưa ra.

Việc đánh giá giải pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu như bạn chọn sai giải pháp thì cũng đồng nghĩa với việc giải quyết vấn đề của bạn sẽ rơi vào bế tắc. Vậy nên, việc cần làm lúc này đó là nhìn lại nguồn gốc phát sinh, đánh giá vấn đề thật cẩn thận để chắc chắn rằng giải pháp mà bạn lựa chọn là hợp lý, phù hợp nhất.

  • Thực hiện và đánh giá kết quả

Mọi thứ đã hoàn tất và việc bây giờ của bạn đó chính là bắt tay vào thực hiện và đánh giá kết quả. Hay nói cách khác đó chính là bước vào tiến hành và giải quyết vấn đề.

Giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề

Nếu như bạn là người quản lý thì trong trường hợp  này bạn cần phải đảm bảo các giải pháp được thực thi một cách hiệu quả. Bạn cần phải xác định được những người có liên quan, người chịu trách nhiệm chính trong vấn đề này hay thời gian thực hiện vấn đề đó là bao lâu, những nguồn lực có sẵn là gì…

Bạn cũng cần phải xác định xem giải pháp đó có thực sự tốt hay không, có gây ra hậu quả đáng tiếc nào không để từ đó rút ra được những bài học về sau. Ở khâu đánh giá này sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được rất nhiều thời gian cũng như nguồn lực ở các vấn đề sau.

Có thể bạn quan tâm:

Case study là gì? Cách giải quyết case study đơn giản nhất

Con gà có trước hay quả trứng có trước – Lời giải chuẩn nhất

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến vấn đề là gì. Nắm bắt được kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như các bước giải quyết vấn đề sẽ giúp công việc và cuộc sống của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Để biết thêm các thông tin thú vị và bổ ích khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất được cập nhật trên muahangdambao.com các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *