Từ đồng âm là gì? Phân loại, cách dùng và cho ví dụ về từ đồng âm

Trong lĩnh vực văn học và giao tiếp, chúng ta thường gặp những từ có hình thức giống nhau nhưng ý nghĩa lại khác nhau. Các từ này được gọi là từ đồng âm. Vậy từ đồng âm là gì? Có thể đưa ra ví dụ về từ đồng âm như thế nào? Từ đồng âm có tác dụng gì và làm thế nào để phân biệt từ đồng âm và từ có nhiều nghĩa? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ khám phá những kiến thức tổng quan về từ đồng âm do muahangdambao.com chia sẻ.

Từ đồng âm là gì trong tiếng Việt?
Từ đồng âm là gì trong tiếng Việt?

Từ đồng âm là gì?

Định nghĩa: Từ đồng âm là các từ trùng nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về mặt ngữ nghĩa của từ.

Ví dụ về từ đồng âm:

“đôi môi-môi giới”

  • đôi môi: “môi” (danh từ) chỉ bộ phận trên khuôn mặt con người
  • môi giới: “môi”(động từ) chỉ người trung gian

“kho cá-nhà kho”

  • kho cá: “kho” (động từ) chỉ hành động chế biến món ăn
  • nhà kho: “kho” (danh từ) chỉ địa điểm cất giữ vật dụng

Người ta thường sử dụng một số cách chơi chữ với hiện tượng đồng âm, trong thơ văn, đời sống hàng ngày

Ví dụ: “Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một que lấy chồng lợi1  chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi1  thì có lợi2  nhưng răng chẳng còn”

  • Lợi1  : muốn nói tới lợi ích
  • Lợi2  :chỉ bộ phận của miệng, bao quanh chân răng
Chơi chữ với Từ đồng âm trong đời sống
Chơi chữ với Từ đồng âm trong đời sống

Cụ thể, trong bức ảnh trên có thể hiểu với nghĩa sau:

  • Lạc mất anh rồi
  • Áo mới mau
  • Gần mực thì đen

Bài tập vận dụng về từ đồng âm

Tìm các từ đồng âm với các từ sau: chân chất, bàn bạc, cầu thủ, đá cầu

Gợi ý đáp án:

  • chân chất – chân bàn;
  • bàn bạc – bàn tiệc;
  • cầu thủ – giò thủ;
  • đá cầu-cầu nguyện.

Phân loại từ đồng âm

1. Đồng âm từ vựng

Từ đồng âm vựng là loại từ có cách phát âm và cách đọc giống nhau, nhưng mang nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Ví dụ: Má tôi đi chợ mua rau má. -> Ở đây, từ “má” đầu tiên chỉ mẹ, còn từ “má” thứ hai chỉ một loại rau. Hai từ “má” có âm thanh giống nhau, nhưng ý nghĩa khác nhau hoàn toàn.

2. Đồng âm từ vựng – ngữ pháp

Đồng âm từ vựng – ngữ pháp là các từ có âm thanh và cách phát âm tương tự nhau, nhưng khác nhau về loại từ.

Ví dụ:

  • Bố tôi ngồi câu cá cả buổi chiều.
  • Bạn Nam không nghe cô giáo giảng bài nên đặt câu sai ngữ pháp.

Có thể thấy, cả hai câu trên đều có từ “câu”, nhưng trong câu thứ nhất, “câu” là động từ, còn trong câu thứ hai, “câu” là danh từ.

3. Đồng âm từ với tiếng

Ở đây, các từ trong nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ và kích thước ngữ âm, nhưng không vượt quá một tiếng.

Ví dụ:

  • Ông ấy cười khanh khách.
  • Nhà ông ấy đang có khách.
  • Em bị cốc đầu.
  • Cái cốc bị vỡ.

4. Đồng âm qua phiên dịch

Ví dụ:

  • Doanh thu của công ty tháng này có phần giảm sút.
  • Anh ấy là một chân sút cừ khôi.

Từ đồng nghĩa là gì?

Định nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau. Khái niệm từ đồng nghĩa trong Tiếng Việt chia thành 2 loại.

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau  và có thể thay đổi cho nhau trong lời nói.
  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa khác sắc thái, đồng nghĩa tương đối): Là các từ cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc, thái độ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ ngữ này, ta phải cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp hoàn cảnh.

Ví dụ về từ đồng nghĩa:

Từ đồng nghĩa hoàn toàn Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
  • hổ-cọp
  • ăn-chén
  • ô-dù
  • chết – từ trần – hi sinh – tạ thế – khuất núi – qua đời – thiệt mạng – mất – bỏ xác – toi mạng

Bài tập vận dụng:

  • Tìm đồng nghĩa với các từ sau: tổ quốc, hạnh phúc, đoàn kết, bảo vệ

Gợi ý đáp án:

  • Từ đồng nghĩa với tổ quốc: quốc gia, dân tộc, đất nước,giang sơn,…
  • Từ đồng nghĩa với hạnh phúc: mãn nguyện, sung sướng, toại nguyện,…
  • Từ đồng nghĩa với từ đoàn kết: đồng lòng, hiệp đồng, gắn bó,…
  • Từ đồng nghĩa với từ bảo vệ: yểm trợ, giúp sức, che chở, đùm bọc,…

Phân biệt từ đồng âm với từ đồng nghĩa

Từ đồng âm Từ đồng nghĩa
Ngữ âm Giống nhau Khác xa nhau, không có mối liên quan
Ngữ nghĩa Khác xa nhau, không có mối liên hệ Giống nhau, có mối liên hệ tương đồng
Ví dụ giá đỗ – giá cả hi sinh – chết

Cần lưu ý khi sử dụng từ đồng âm

Bản chất của từ đồng âm là những từ có cách phát âm tương tự nhau, nhưng mang nghĩa hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, khi giao tiếp, người nói và người nghe cần phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa và gây hiểu lầm.

Hơn nữa, cần tránh sử dụng từ đồng âm khi giao tiếp với người lớn tuổi hoặc người lạ. Hoặc nếu sử dụng, cần bổ sung các thành phần phụ sau từ để giúp người đọc hoặc người nghe hiểu rõ ý nghĩa câu nói. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh không quá trang trọng hoặc trong trường hợp chơi chữ, việc sử dụng từ đồng âm có thể mang lại sự hài hước và dí dỏm cho câu văn.

Tổng quát, để sử dụng từ đồng âm một cách chính xác và không gây nhầm lẫn, người nói, người viết, người đọc và người nghe cần hiểu rõ nghĩa của các từ đồng âm. Từ đó, ta có thể suy luận và phân tích dựa trên ngữ cảnh cụ thể để áp dụng từ đồng âm một cách khoa học nhất. Ngoài ra, để câu văn trở nên dễ hiểu và hấp dẫn hơn, người nói và người viết có thể sử dụng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt, ngắt câu hoặc xuống dòng khi sử dụng các từ đồng âm trong câu đơn hoặc câu ghép.

Trên đây là toàn bộ kiến thức cơ bản nhất về từ đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa trong tiếng Việt. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, hiểu và sử dụng đúng tiếng Việt không phải là điều dễ dàng. Hy vọng bài viết phần nào giải đáp những khúc mắc các bạn gặp phải để không còn những khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *