Trạng ngữ là gì? Phân loại và cách nhận biết trạng ngữ

Trạng ngữ là một thành phần quan trọng không thể thiếu trong câu. Vậy thì trạng ngữ là gì? Có những loại trạng ngữ nào và làm sao để nhận biết được trạng ngữ? Hãy theo dõi bài viết sau đây của muahangdambao.com để tìm lời giải đáp các bạn nhé!

Trạng ngữ là gì?

Theo định nghĩa các trạng ngữ lớp 4, 5 thì đây là một thành phần phụ trong câu, tức là một câu hoàn chỉnh có thể có hoặc không có trạng ngữ đều được. Trạng ngữ sẽ giúp bổ sung, nhấn mạnh, bổ nghĩa hoặc là giải thích thêm cho chủ ngữ và vị ngữ ở trong câu.

Trạng ngữ là gì lớp 5?
Trạng ngữ là gì lớp 5?

Trạng ngữ là những từ được dùng để chỉ thời gian, mục đích, địa điểm, nơi chốn, cách thức và phương tiện sử dụng…. nhằm giải thích nghĩa cho những tình huống trong giao tiếp, trò chuyện, nguyên nhân, kết quả, mục đích, lý do, điều kiện của một sự vật hay sự việc nào đó.

Tác dụng của trạng ngữ trong câu là gì?

Việc bổ sung thêm trạng ngữ vào câu văn sẽ đem lại một số tác dụng như là:

 Trạng ngữ giúp xác định được hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc được nhắc tới trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu văn được đầy đủ, chi tiết và chính xác hơn.

 Các trạng ngữ này còn có tác dụng là liên kết các câu văn, các đoạn văn lại với nhau, làm cho đoạn văn, bài văn có kết cấu mạch lạc và hay hơn.

 Trong văn nghị luận thì trạng ngữ sẽ giúp sắp xếp các luận cứ, luận điểm theo 1 trình tự không gian, thời gian hoặc quan hệ nguyên nhân – kết quả logic. Giúp cho câu văn, đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ với nhau hơn.

 Thêm trạng ngữ vào trong câu cũng là một trong những cách để mở rộng câu, giúp cho nội dung câu trở nên phong phú, đầy đủ và chính xác hơn.

Xem thêm: Chủ ngữ – vị ngữ là gì? Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu

Vậy thành phần trạng ngữ có mấy loại?

Tùy vào nhiệm vụ mà nó đảm nhận trong câu mà trạng ngữ sẽ được chia thành những loại khác nhau. Cụ thể gồm có 5 loại:

  •  Trạng ngữ chỉ mốc thời gian
  •  Trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn
  •  Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
  •  Trạng ngữ chỉ mục đích
  •  Trạng ngữ chỉ phương tiện
Phân loại trạng ngữ
Phân loại trạng ngữ

Đối với trạng ngữ chỉ địa điểm, nơi chốn

Loại này được sử dụng nhiều nhất trong các loại trạng ngữ. Nó là thành phần phụ ở trong câu và có tác dụng là chỉ rõ địa điểm, nơi chốn đã xảy ra sự việc hay hành động đang xảy ra trong câu nói. Trạng ngữ chỉ nơi chốn có nhiệm vụ chính là trả lời cho câu hỏi “ở đâu?”.

Một vài những ví dụ về trạng ngữ chỉ nơi chốn
Một vài những ví dụ về trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ví dụ: Ngoài sân, em tôi đang chơi đá bóng.

Trong ví dụ trên, trạng ngữ ở đây là “ngoài sân”. Nó có tác dụng là để trả lời cho câu hỏi “Ở đâu?” và cụ thể là chỉ chính xác vị trí em trai đang chơi đá bóng.

Trạng ngữ chỉ thời gian

Trạng ngữ chỉ thời gian cũng xuất hiện trong câu với vai trò là một thành phần phụ. Nó có tác dụng chỉ về mốc thời gian của sự việc, hành động đang được diễn ra trong câu. Trạng ngữ chỉ thời gian có nhiệm vụ chính là trả lời cho các câu hỏi về thời gian, giờ giấc như là: Khi nào, bao giờ, mấy giờ, lúc nào,…

Ví dụ: Tối qua, cả nhà tôi đã đi ăn lẩu.

Ở ví dụ trên thì trạng ngữ là “Tối qua”. Nó giúp cho người đọc có thể trả lời được câu hỏi “Lúc nào?” hay cụ thể là cả nhà đã đi ăn lẩu vào thời gian nào.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Tương tự với các loại khác, trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường được sử dụng như 1 thành phần phụ của câu. Thông thường, trạng ngữ loại này sẽ có độ dài hơn so với các loại khác do tính chất bổ sung, giải thích, nêu ra lý do vì sao sự việc trong câu lại được diễn ra như vậy. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân có nhiệm vụ chính là trả lời cho những câu hỏi như: Thế nào? Tại sao? Vì sao? Do đâu?

Ví dụ: Vì trời mưa quá to nên tôi đã đi làm muộn.

Trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở đây là “Vì trời mưa quá to”. Nó có tác dụng trả lời cho câu hỏi “Tại sao” hay cụ thể là giải thích lý do vì sao tôi lại đi làm muộn.

Trạng ngữ chỉ mục đích

Trạng ngữ chỉ mục đích là gì? Đây là loại trạng ngữ ngược lại với trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Nó đảm nhận nhiệm vụ của 1 thành phần phụ trong câu hoàn chỉnh, chỉ mục đích của sự việc, hành động đang được đề cập đến trong câu. Trạng ngữ chỉ mục đích có nhiệm vụ chính là trả lời cho những câu hỏi như: Để làm gì? Vì cái gì? Mục đích là gì?…

Ví dụ: Để được học sinh giỏi, Tuấn đã cố gắng học hành vô cùng chăm chỉ.

Ở ví dụ nói trên, trạng ngữ chỉ mục đích sẽ là “Để được học sinh giỏi”. Nó có nhiệm vụ chính là trả lời cho câu hỏi “Để làm gì? hay cụ thể hơn là vì mục đích gì mà Tuấn lại phải cố gắng học hành chăm chỉ đến vậy.

Trạng ngữ chỉ cách thức, phương tiện

Trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức là 1 thành phần phụ nằm trong câu. Nó được sử dụng với mục đích chính là để làm rõ cho các phương tiện, cách thức di chuyển của sự việc, hành động, con người đang được nhắc tới trong câu. Thông thường, các trạng ngữ chỉ phương tiện sẽ đi kèm từ “bằng” hoặc là “với”. Nó có nhiệm vụ trả lời cho những câu hỏi dạng như: Bằng cái gì? Với cái gì?

Ví dụ: Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ luôn vỗ về an ủi tôi vào giấc ngủ.

Trạng ngữ chỉ phương tiện ở đây là “Bằng lời ru ngọt ngào”. Nó sẽ trả lời cho câu hỏi “bằng cái gì” hay chi tiết hơn là mẹ đã vỗ về, an ủi tôi vào giấc ngủ bằng hình thức như thế nào?

Bài tập liên quan đến trạng ngữ chỉ phương tiện
Bài tập liên quan đến trạng ngữ chỉ phương tiện

Cách nhận biết trạng ngữ chính xác nhất

Theo bài trạng ngữ lớp 5, chúng ta có những cách như sau để nhận biết được trạng ngữ có xuất hiện trong câu hay không?

 Về mặt số lượng: Một câu hoàn toàn có thể có một hoặc là nhiều trạng ngữ khác nhau không giới hạn.

 Về vị trí đứng trong câu:

  • + Trạng ngữ có thể được xếp đứng đầu câu. Ví dụ: Chiều nay, tôi không có tiết nên không cần đến trường.
  • + Trạng ngữ cũng có thể đứng ở giữa câu.Ví dụ: Con chim sâu, bằng chiếc mỏ nhanh nhạy của nó, đã bắt hết sâu trên cây.
  • + Trạng ngữ có thể được đứng ở cuối câu.Ví dụ: Tre ăn ở với con người, đời đời kiếp kiếp.

 Về hình thức: Trạng ngữ thường được ngăn cách với thành phần chính của bởi một dấu phẩy.

Về ý nghĩa: Trạng ngữ sẽ chỉ thời gian, nơi chốn, địa điểm, nguyên nhân và mục đích.

Xem thêm: Khởi ngữ là gì? Cách nhận biết và bài tập về khởi ngữ

Hy vọng những thông tin hữu ích mà muahangdambao.com đem đến trong bài viết này đã giúp các bạn học sinh hiểu hơn về thành phần trạng ngữ cũng như các thông tin hữu ích liên quan khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *