Tháp nhu cầu Maslow là gì? Có ý nghĩa và ứng dụng gì trong các lĩnh vực

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những mô hình tâm lý nổi tiếng nhất và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu tháp nhu cầu Maslow là gì và cách ứng dụng trong bài viết sau đây nhé!

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Là mô hình về tâm lý và động cơ của con người nổi tiếng, được đặt theo tên nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow, người đã nghiên cứu và phát triển mô hình này từ năm 1943 trong bài viết “A Theory of Human Motivation” (Một lý thuyết về động cơ con người).

Tháp nhu cầu Maslow cơ bản
Tháp nhu cầu Maslow cơ bản là gì

Tháp nhu cầu Maslow có 5 bậc tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu ngày càng cao của con người. Ý nghĩa tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như kinh doanh, Marketing, quản trị nhân sự và cuộc sống.

5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu sinh lý

Đây là nhu cầu cơ bản nhất của con người, giúp đảm bảo và duy trì cuộc sống hằng ngày như: không khí, nước, thực phẩm, ăn uống, ngủ nghỉ… Các nhu cầu này được coi là quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của con người.

Nhu cầu được an toàn

Sau khi nhu cầu về sinh lý được thỏa mãn, nhu cầu về sự an toàn của con người được ưu tiên. Các nhu cầu này bao gồm: an toàn về thể chất, sức khỏe, gia đình, tài chính, việc làm…

Con người có ưu tiên hàng đầu về sự an toàn
Con người có ưu tiên hàng đầu về sự an toàn

Nhu cầu xã hội

Sau khi nhu cầu cơ bản được đáp ứng, con người có xu hướng tập trung vào nhu cầu giao lưu tình cảm. Chúng ta muốn được hòa nhập vào một cộng đồng, có được một gia đình hạnh phúc, những người bạn bè thân thiết. Chúng ta muốn yêu và được yêu nếu không sẽ trở nên lo lắng, bất an, cô đơn, thậm chí trầm cảm.

Nhu cầu được kính trọng

Bên cạnh mong muốn được yêu thương, con người cũng muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác. Đó chính là cảm giác tự tin, độc lập và tự do, sự tôn trọng của người khác đối với sức mạnh, năng lực của mình

Nhu cầu được thể hiện bản thân

Sau khi các nhu cầu trên được đáp ứng, con người có xu hướng tập trung vào việc phát huy tiềm năng của bản thân. Theo diễn giải của Abraham Maslow về cấp độ này thì “Con người mong muốn đạt được mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang có”.

Ví dụ, các vận động viên luôn muốn trở thành số 1, phá vỡ các kỷ lục, thành tích tốt nhất trong lịch sử hay mong muốn trở thành một người lãnh đạo tài ba, xuất sắc…

Theo Abraham Maslow, để đạt được cấp độ nhu cầu này, con người phải đạt được và làm chủ các nhu cầu cấp thấp hơn. Về bản chất, con người muốn đáp ứng nhu cầu ở mức cao hơn là để duy trì và bảo vệ các nhu cầu thấp hơn.

Ưu nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh

Ưu điểm

  • Góp phần xây dựng bản tóm tắt về nhu cầu của khách hàng, ứng dụng trong thiết kế nhận diện thương hiệu, định vị sản phẩm, định giá và thiết kế các cửa hàng bán lẻ.
  • Giúp người làm Marketing tập trung vào nhóm khách hàng lớn có chung một số nhu cầu cụ thể.
Xây dựng chân dung khách hàng dựa trên tháp nhu cầu Maslow
Xây dựng chân dung khách hàng dựa trên tháp nhu cầu Maslow

Nhược điểm

  • Khó đo lường chính xác mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người ở một cấp độ trước khi xem xét các nhu cầu cao hơn.

Mô hình này quá đơn giản:

  • Một sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhiều nhu cầu trong một lúc.
  • Không có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhu cầu trong mỗi cấp độ.
  • Hệ thống cấp bậc có thể bị hạn chế hoặc không có giá trị tùy thuộc từng nền văn hóa khác nhau.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Xây dựng chân dung khách hàng

Trước tiên, Marketer phải mô tả khách hàng mục tiêu thật chi tiết để biết được họ là ai, họ nằm ở đâu trong 5 cấp độ của tháp Maslow và sản phẩm/dịch vụ đang đáp ứng được loại nhu cầu nào.

Các hãng xe sang hướng đến khách hàng trong cấp độ nhu cầu thứ tư
Các hãng xe sang hướng đến khách hàng trong cấp độ nhu cầu thứ tư

Ví dụ:

  • Các cửa hàng bán thực phẩm hướng đến khách hàng ở cấp độ thứ nhất: Nhu cầu về sinh lý.
  • Các đơn vị kinh doanh thiết bị an ninh gia đình có tệp khách hàng nằm ở cấp độ thứ hai: Nhu cầu được an toàn.
  • Các hãng xe sang như Mercedes-Benz, BMW, Audi… lại nhắm đến khách hàng đang nằm ở cấp độ thứ tư: Nhu cầu được kính trọng.

Thiết kế thông điệp

Sau khi phác họa chân dung khách hàng mục tiêu, Marketer cần xây dựng thông điệp đảm bảo các yêu cầu như sau:

  • Thông điệp này có giải quyết được nhu cầu khách hàng đang quan tâm không?
  • Thông điệp nên xuất hiện tại các kênh nào? (truyền hình, mạng xã hội, radio, quảng cáo ngoài trời…)
  • Làm thế nào để thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm/dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của họ?

Ví dụ về cách ứng dụng tháp Maslow trong Marketing của các thương hiệu nổi tiếng:

  • Vietjet đánh vào phân khúc bình dân, khách hàng chỉ có nhu cầu di chuyển bình thường. Định vị và thông điệp của hãng là hãng hàng không giá rẻ.
  • Vietnam Airlines hướng tới phân khúc cao cấp với thông điệp về sự an toàn, dịch vụ chất lượng không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Việc nghiên cứu và xác định nhu cầu của nhân viên là yếu tố quan trọng nhất để thiết lập một chiến lược quản trị nhân sự thành công.

Nhu cầu về sinh lý

Đây là các nhu cầu cơ bản để đảm bảo cuộc sống cho nhân viên như: chế độ lương thưởng tương xứng với vị trí và trách nhiệm, chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.

Nhân viên cần đảm bảo môi trường làm việc tốt

Ngoài ra, công ty cần đảm bảo các phúc lợi như: thưởng KPI, thưởng doanh số, sáng kiến, lương tháng 13, thưởng các dịp lễ, Tết, chương trình du lịch, team building, chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên, trợ cấp ăn trưa hoặc ăn nhẹ giữa giờ, tổ chức sinh nhật, party theo tháng, quý hoặc các dịp lễ đặc biệt…

Nhu cầu về sự an toàn

Đây là nhu cầu về điều kiện, môi trường làm việc an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhân viên. Công ty cần tuân thủ các quy định trong luật lao động như việc ký kết hợp đồng lao động với nhân viên, chế độ bảo hiểm, chăm sóc y tế (bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế), bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động…

Nhu cầu xã hội

Đây là nhu cầu liên quan đến sự giao tiếp, mong muốn được gắn bó của nhân viên với công ty. Do đó, công ty phải xây dựng các phòng ban, tổ chức công đoàn và tạo dựng văn hóa làm việc nhóm.

Đồng thời, tạo điều kiện cho nhân viên mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, phòng ban thông qua các hoạt động tập thể như các buổi party dịp lễ, Tết như ngày 8/3, 20/10, sinh nhật…

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể gia tăng sự gắn kết giữa các thành viên thông qua các hoạt động teambuilding, dã ngoại, du lịch hằng năm… ở cấp độ phòng ban hoặc công ty, tùy từng thời điểm và tình hình chung.

Nhu cầu được tôn trọng

Sau khi một thời gian gắn bó, nhân viên mong muốn được chia sẻ ý kiến, đóng góp cho sự phát triển chung. Họ cũng mong muốn đạt được sự công nhận về năng lực, các đóng góp, sự đề bạt và thăng tiến trong công việc.

Nhân viên có nhu cầu được tôn trọng và công nhận
Nhân viên có nhu cầu được tôn trọng và công nhận

Do đó, các nhà quản lý nên chú ý:

  • Xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên tương ứng với năng lực, tạo cơ hội để họ chứng minh giá trị bản thân.
  • Thiết lập bộ khung đánh giá nhân viên theo các tiêu chí cụ thể về chuyên môn, kỹ năng, thái độ…
  • Xây dựng chính sách thưởng – phạt công bằng, ghi nhận và tuyên dương các nhân viên có thành tích nổi bật.

Nhu cầu được thể hiện bản thân

Lương thưởng rất quan trọng nhưng đến một thời điểm nào đó thì nó không phải là thứ giữ chân nhân viên lâu dài. Khi sự nghiệp đạt đến giai đoạn chín muồi thì điều họ quan tâm lại là niềm vui, đam mê trong công việc. Lúc này, người quản lý cần:

  • Tạo cơ hội cho nhân viên phát huy năng lực, vận dụng sáng tạo vào công việc bằng cách giao các dự án phù hợp với khả năng và dẫn dắt, hỗ trợ họ nhiệt tình.
  • Khuyến khích nhân viên đưa ra góp ý về quá trình phát triển, các hoạt động chung.
  • Tạo điều kiện để nhân viên phát triển tiềm năng, thể hiện các ý tưởng bằng cách ổn định, giao quyền.

Các lưu ý về tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu không cần phải “dập khuôn” theo tháp Maslow

Các học thuyết về con người thường rất khó chính xác tuyệt đối và tháp nhu cầu Maslow cũng vậy. Theo lý thuyết, nhu cầu của con người sẽ phát triển theo thứ tự từ chân đến đỉnh tháp. 

Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng vậy và phụ thuộc chủ yếu vào tình hình, hoàn cảnh. Chỉ có nhu cầu về sinh lý luôn là nhu cầu cơ bản và đầu tiên, đóng vai trò nền tảng để phát triển các cấp độ nhu cầu cao hơn.

Tháp Maslow chỉ mang tính chất tương đối
Tháp Maslow chỉ mang tính chất tương đối

Nhu cầu không phải luôn tăng trưởng

Đa số con người đều muốn phát triển nhu cầu từ chân đến đỉnh tháp nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện theo đúng trình tự này. Đôi khi, hành trình này sẽ bị gián đoạn bởi các yếu tố ngoại cảnh, biến cố trong cuộc sống như tai nạn, mất việc, ly hôn, nợ nần… Lúc này, trình tự nhu cầu sẽ được thiết lập lại từ đầu thay vì tăng lên.

Không nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu cũ thì mới xuất hiện nhu cầu mới
Không nhất thiết phải đáp ứng nhu cầu cũ thì mới xuất hiện nhu cầu mới

Theo Abraham Maslow, một cấp độ nhu cầu của con người không cần phải thỏa mãn 100% thì mới chuyển sang nhu cầu mới. Trên thực tế, chỉ cần đáp ứng ở một mức độ nhất định là có thể xuất hiện nhu cầu mới.

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Bên cạnh 5 cấp độ kể trên, tháp Maslow còn được mở rộng thêm 3 cấp độ khác gọi là tháp nhu cầu Maslow 8 bậc, bao gồm:

  • Nhu cầu nhận thức (Cognitive): mong muốn được học hỏi, tích lũy kiến thức, thỏa mãn sự tò mò và tinh thần ham học.
  • Nhu cầu thẩm mỹ (Aesthetic): mong muốn được đánh giá, tìm kiếm vẻ đẹp về hình thức.
  • Nhu cầu về tự tôn, bản ngã (Self- Transcendence): mong muốn được thúc đẩy bởi các giá trị vượt ra ngoài bản thân như: lòng vị tha, bác ái, trực giác siêu nhiên…

 

Trên đây là định nghĩa tháp nhu cầu Maslow là gì cùng tổng hợp kiến thức liên quan đến tháp nhu cầu Maslow. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết các bạn đã biết cách ứng dụng tháp tâm lý này trong lĩnh vực của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *