Ở xương dài màng xương có chức năng gì? thành phần, cấu tạo của xương

Màng xương là một loại màng vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Vậy thì màng xương là gì? Có chức năng như thế nào? Thành phần, cấu tạo của xương ra sao? Hãy cùng với muahangdambao.com đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này bạn nhé! Cùng bắt đầu vào thôi nào!

Màng xương là gì?

Màng xương chính là màng liên kết được bao quanh xương, màng xương thường sẽ không thể nhìn thấy trên phim X-quang mà chỉ được phát hiện thông qua hình siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ.

Thế nào là màng xương?
Thế nào là màng xương?

Cấu tạo lớp màng xương bao gồm 2 lớp bao bọc bên ngoài xương và bao bọc phần tủy xương ở bên trong. Lớp ngoài được cấu tạo từ các sợi mô liên kết chắc chắn để có thể tạo thành 1 lớp mỏng bao quanh bên ngoài và dính chặt vào xương. Lớp trong sẽ bao gồm nhiều tế bào sinh xương giúp cho xương phát triển to và dài ra, lớp màng này có các mạch máu để nuôi dưỡng. Màng xương sẽ giúp xương phát triển về bề ngang. Xương to ra về chiều ngang cũng là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra các tế bào mới, tế bào cũ sẽ được đẩy vào trong để hóa thành xương.

Ở xương dài màng xương có chức năng gì?

Như đã nói, ở xương dài thì màng xương có chức năng chính là giúp xương phát triển to hơn về bề ngang, tế bào ở màng xương sẽ được phân chia thành các tế bào mới, đẩy các tế bào cũ vào trong rồi hóa xương khiến cho xương dài to ra, phản ứng màng xương sẽ xảy ra khi vỏ xương phản ứng với một trong nhiều tổn thương bất kỳ.

Tại sao màng xương lại có chức năng này? Bởi vì màng xương là một loại màng sinh học nhân tạo mới được chiết xuất từ các collagen là chính (chiếm tới 95%). Đây là những miếng collagen có cấu tạo dạng 3 chiều với tính chất thô và xốp giúp thẩm thấu, chống viêm nhiễm cũng như làm vết thương nhanh lành hơn.

Tìm hiểu về phản ứng màng xương

Phản ứng màng xương là một phản ứng không đặc hiệu và sẽ xảy ra khi màng xương bị kích thích bởi 1 khối u lành tính hoặc ác tính, chấn thương hay nhiễm trùng. U, chấn thương, nhiễm trùng cùng một số thuốc và một số bệnh khớp có thể nâng cao màng xương từ vỏ xương rồi hình thành nên các dạng phản ứng màng xương khác nhau.

Hình thái phản ứng màng xương được xác định chính xác bởi cường độ, tính xâm lấn và cả thời gian của tổn thương bên dưới. Hơn nữa, màng xương ở trẻ em thường có độ hoạt tính cao hơn và ít dính hơn so với vỏ xương của người lớn. Chính vì vậy, phản ứng màng xương có thể xảy ra sớm hơn và có thể có  tính xâm nhập hơn ở người lớn.

Xem thêm: Cân bằng nội môi là gì? Ý nghĩa của việc duy trì cân bằng nội môi

Thành phần cấu tạo của xương là gì?

Theo nội dung thành phần cấu tạo của xương sinh 8 thì xương có cấu tạo như sau:

Những thành phần chính của 1 bộ xương

Bộ xương người được chia làm ba phần là xương đầu (gồm các xương ở mặt và khối xương sọ), xương thân (gồm các xương ức, xương sườn và xương sống) và xương chi (xương chi trên – là tay và xương chi dưới – là chân).

Tất cả gồm 300 chiếc xương ở trẻ em và 206 xương đối với người đã trưởng thành; có các xương dài, ngắn, dẹt khác nhau để hợp lại ở các khớp xương. Trong bộ xương còn có rất nhiều phần sụn.

Cấu tạo cơ bản của một bộ xương
Cấu tạo cơ bản của một bộ xương

Khối xương sọ ở người sẽ bao gồm 8 xương ghép lại để ra hộp sọ lớn chứa não. Xương mặt nhỏ tương đối nhỏ, có xương hàm bớt thô hơn so với động vật vì chủ yếu là nhai thức ăn chín và không phải là vũ khí để tự vệ.

Sự hình thành lồi cằm có liên quan trực tiếp đến các cơ vận động ngôn ngữ. Cột sống gồm có 33 đến 35 đốt sống khớp với nhau và sẽ cong ở 4 chỗ, thành 2 hình chữ S tiếp nhau giúp cơ thể có thể đứng thẳng. Các xương sườn gắn liền với cột sống và gắn với xương ức nhằm tạo nên lồng ngực để bảo vệ tim và phổi. Xương tay và xương chân cũng có các phần tương ứng với nhau nhưng sẽ phân hóa khác nhau để phù hợp nhất với chức năng đứng thẳng và lao động.

Phân loại các loại xương

Căn cứ vào hình dạng cũng như cấu tạo thì người ta phân biệt thành bốn loại xương như sau:

  • Xương dài: Có cấu trúc hình ống với mô xương xốp ở hai đầu xương, phần giữa chứa tủy đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như là xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân,… Loại xương này là có nhiều nhất.
  • Xương ngắn: Có kích thước ngắn, chẳng hạn như là các xương đốt sống, xương cổ chân, xương cổ tay,…
  • Xương dẹt: Có hình dáng bản dẹt, mỏng như xương ở bả vai, xương cánh chậu cùng các xương sọ. Loại xương này có số lượng ít nhất.
  • Xương không đều (hay xương hình bất định): Đây là những xương có hình thể tương đối phức tạp như xương hàm trên, xương thái dương và xương ở nền sọ.

Các khớp xương khác

Đây là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương  nên được gọi là khớp xương. Có ba loại khớp xương chính là: Khớp động như các khớp ở tay và chân; khớp bán động như khớp ở các đốt sống và khớp bất động như khớp ở phần hộp sọ.

  • Khớp động: Là loại khớp có thể cử động dễ dàng và phổ biến nhất trong cơ thể con người như là khớp xương đùi, xương chày, khớp xương cánh chậu cùng với xương đùi. Mặt khớp ở mỗi xương sẽ có một lớp sụn trơn, bóng đàn hồi cao, có tác dụng chính là làm giảm sự cọ xát giữa hai phần đầu xương. Giữa khớp sẽ có một bao đệm chứa đầy các chất dịch nhầy do thành bao tiết ra và được gọi là bao hoạt dịch. Bên ngoài khớp động sẽ là những dây chằng dai chằng chịt độ đàn hồi cao, đi từ đầu xương này sang đầu xương kia làm thành bao kín để bọc lại hai đầu xương lại. Nhờ  vào cấu tạo đó mà loại khớp này cử động tương đối dễ dàng. Khớp động phức tạp nhất trong cơ thể người chính là khớp gối.
  • Khớp bán động: là loại khớp mà ở giữa hai đầu xương khớp với nhau thường sẽ có một đĩa sụn nhằm làm hạn chế cử động của các khớp. Khớp bán động điển hình sẽ là khớp đốt sống, ngoài ra còn có cả khớp háng. Ở trẻ em thì có xương chậu…các đĩa sụn vô cùng đàn hồi nên dễ uốn lưng mềm mại hay có thể xoạc chân ra 1 cách dễ dàng. Trái lại ở người trưởng thành và nhất là người lớn tuổi, các đĩa sụn dẹp lại làm cho cột sống khó cử động hơn, xoạc chân ra cực kỳ khó khăn.
Các khớp xương của cơ thể
Các khớp xương của cơ thể
  • Khớp bất động: Trong cơ thể còn có một số xương được khớp cố định lại với nhau như là xương hộp sọ và một số xương mặt. Các xương này được khớp với nhau nhờ vào các răng cưa nhỏ hoặc do những mép xương được lợp lên nhau kiểu vảy cá nên khi cơ co lại sẽ không làm khớp cử động.

Trong cơ thể con người có tổng cộng 360 khớp xương, khớp sọ: 86; khớp họng: 6; khớp tay: 32 (2 tay: 64); khớp chân: 31 (2 chân: 62); khớp cột sống và xương chậu: 76, khớp ngực: 66.

Xem thêm: Gen di truyền là gì? Tìm hiểu các thông tin liên quan

Cấu tạo cũng như sự phát triển của xương

Cấu tạo và chức năng của xương: Hai đầu xương sẽ là mô xương lồi có các xương xếp theo dạng đường thẳng để phân tán các lực tác động và tạo thành ô chứa tủy xương. Bọc hai đầu xương thì là lớp sụn để giảm đi các lực ma sát trong đầu xương. Đoạn giữa sẽ là trục xương. Thân xương có kiểu hình trụ, cấu tạo từ ngoài vào trong gồm có: Một màng bảo vệ mỏng, mô xương và khoang xương. Màng xương sẽ giúp cho xương phát triển mạnh hơn về bề ngang. Mô xương cứng có thể chịu lực, đảm bảo tính vững chắc cho cấu trúc xương. Khoang xương sẽ chứa tủy xương, ở trẻ em là tuỷ đỏ để sinh hồng cầu còn ở người trưởng thành tủy đỏ sẽ được thay bằng mô mỡ màu vàng nên gọi là tủy vàng.

Cấu tạo xương ngắn và xương dẹt: Xương ngắn và xương dẹt sẽ không có cấu tạo hình ống và bên ngoài là mô xương cứng, bên trong lớp mô xương cứng sẽ là mô xương xốp gồm rất nhiều nan xương và hốc trống nhỏ (như mô xương xốp ở phần đầu xương dài) chứa tủy đỏ.

Xương to ra về chiều ngang là nhờ có các tế bào màng xương phân chia để tạo ra những tế bào mới nhằm đẩy tế bào cũ vào trong rồi hóa thành xương. Xương dài ra là dựa vào quy trình phân bào ở sụn có sự tăng trưởng. Ở tuổi thiếu niên xương sẽ phát triển rất nhanh. Đến khoảng 18 – 20 tuổi ở nữ hoặc 20 đến 25 tuổi đối với nam xương sẽ dần phát triển chậm lại. Ở người trưởng thành, sụn tăng trưởng sẽ không còn khả năng hóa thành xương chính vì thế người sẽ không thể cao thêm được. Người già xương sẽ dần bị phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, tỉ lệ cốt giao cũng giảm, vì vậy xương người già thường xốp giòn và dễ gãy hơn và nếu gãy thì xương sẽ phục hồi rất chậm và không còn chắc chắn.

Thành phần hóa học cấu tạo của xương gồm những gì?

Thành phần hóa học chính của xương sẽ bao gồm 2 phần chính đó là chất hữu cơ và chất vô cơ (chất khoáng) được liên kết chặt chẽ với nhau để đảm bảo cho xương có đặc tính đàn hồi và rắn chắc nhất. Nhờ đó xương có thể chống lại được các lực cơ học tác động vào trong cơ thể. Cụ thể như sau:

+ Chất hữu cơ (chiếm khoảng 30% trọng lượng khô của xương) gồm có protein, mucopolysaccarid, lipid. Trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là collagen và các phức hợp protein. Đây là những glucosaminoglycan gồm chondroitin sulfat cùng acid hyaluronic kết hợp với protein.

Xương có thành phần hoá học khá phức tạp
Xương có thành phần hoá học khá phức tạp

+ Chất vô cơ (chiếm khoảng 70% trọng lượng khô của xương) bao gồm các muối canxi, Magie, Silic, Mangan, Kẽm, Đồng…trong đó chủ yếu là CaCO3 và Ca3(PO4)2.

Các thành phần hóa học của xương ở mỗi người sẽ có tỉ lệ không hoàn toàn giống nhau. Tỉ lệ đó còn phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, tuổi tác cũng như các hiện tượng bệnh lý của người đó. Cơ thể càng non thì chất hữu cơ trong xương càng nhiều nên xương trẻ em sẽ có sự mềm dẻo hơn cả. Khi về già, tỉ lệ vô cơ tăng dần lên nên xương sẽ giòn và rất dễ gãy.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây đã có thể giúp bạn đọc biết được màng ở xương dài có chức năng như thế nào cũng như thành phần cấu tạo cụ thể của xương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *