Tam quan là gì? Tìm hiểu rõ ý nghĩa tổng quát trong bài này

Tam quan, ngũ quan là những từ ngữ mà chúng ta thường nghe thấy trong đời sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của chúng. Trong khuôn khổ bài viết hôm nay của muahangdambao.com, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tam quan là gì trong từng lĩnh vực khác nhau nhé!

Ý nghĩa tổng quát của tam quan là gì?

Tam quan, Hán tự: 三观 là một khái niệm có rất nhiều tầng ý nghĩa khác nhau trong từ điển Hán Việt. Từ “tam” ở đây có nghĩa là số ba còn “quan” có nghĩa là cửa. Hai từ này khi kết hợp lại là để chỉ lối kiến trúc có 3 cổng lớn ở phía trước.

Tam quan có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Việt
Tam quan có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người Việt

Kiểu cổng này thường thấy trong các công trình kiến trúc cổ hoặc chùa chiền. Mặt khác, từ “tam quan” cũng có nghĩa là 3 bộ phận ở trên khuôn mặt con người bao gồm mắt, mũi và miệng. Việc hiểu rõ được nghĩa gốc của từ tam quan sẽ giúp chúng ta tiếp cận dễ dàng hơn với khái niệm này trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Cổng tam quan là gì trong kiến trúc?

Định nghĩa chính xác về cổng tam quan là gì?

Trong lĩnh kiến trúc, tam quan thường được nhắc đến trong cụm từ “cổng tam quan”. Vậy thì cửa tam quan là gì? Đây là khái niệm dùng để chỉ một kiểu cổng truyền thống trong văn hóa của Việt Nam. Cổng tam quan là dạng cổng có 3 lối đi, với cửa chính nằm ở giữa cùng 2 lối cửa phụ ngay sát bên. Theo những ghi chép trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, cổng tam quan bắt đầu xuất hiện từ thời Lý Trần – là giai đoạn phát triển vô cùng hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam.

Chính vì vậy, kiểu cổng này rất phổ biến trong các thiết kế chùa chiền ở thời đó. Ngoài ra, rất nhiều công trình kiến trúc như dinh thự cổ thời đó cũng sử dụng cổng tam quan này , khác hẳn so với kiểu cổng biệt thự hiện đại của ngày nay. Trong văn hóa của người Việt thì cổng tam quan ẩn chứa rất nhiều giá trị sâu sắc về nhân sinh.

Cấu trúc của cổng tam quan ra sao?

Đúng với tên gọi “tam quan” của nó, cổng này được thiết kế với cấu trúc 3 cửa. Phần cửa chính được xây ở giữa và 2 bên là 2 lối cửa phụ. Phần vách ngăn các cửa với nhau sẽ được xây kiên cố bằng gỗ hoặc là bằng gạch đá. 

Hình ảnh thực tế của cổng tam quan
Hình ảnh thực tế của cổng tam quan

Sau đó, chúng sẽ được chạm trổ một cách tỉ mỉ, khéo léo hoặc khắc câu đối sao cho đồng nhất với kiến trúc cả tổng thể. Phần phía trên cùng ở giữa của cổng thường sẽ được lợp mái và có bảng tên của địa danh. 

Có mấy loại cổng tam quan?

Về cơ bản thì cổng tam quan sẽ được chia ra thành 2 loại chính là cổng tam quan có gác và cổng tam quan tứ trụ. Cụ thể:

– Cổng tam quan có gác: Là loại cổng tam quan có thiết kế tương đối nhỏ, thường được xây thêm tầng mái để có thể tạo chiều cao và thường có thêm gác. Trong thiết kế các chùa chiền thì phần gác này chính là nơi dùng để đặt chuông, khánh. 

– Cổng tam quan tứ trụ: Là kiểu cổng tam quan được xây dựng với 4 trụ vững chắc chắn thay vì vách ngăn để tạo thành 3 lối đi. Hai trụ bên dưới sẽ có kích thước cao hơn và lớn hơn so với 2 trụ ở rìa phía ngoài. Phần nối liền 4 trụ ở phía trên sẽ được cách điệu và trang trí để tạo thành phần trán cổng, tạo thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cho toàn bộ khối kiến trúc.

Tam quan là gì trong lĩnh vực triết học?

Trong triết học thì tam quan chính là những quan điểm căn bản của con người về thế giới xung quanh. Quan điểm này sẽ bao gồm cách nhìn nhận và cách đánh giá khách quan về cuộc sống. Các nhà triết học thường gọi tam quan với tên gọi khác là thế giới tam quan. Thế giới tam quan của một người thường sẽ được hình thành nên từ 3 yếu tố cốt lõi sau:

– Thế giới quan (vũ trụ quan): Nó thể hiện suy nghĩ, nhận thức cũng như quan điểm của một người về cuộc sống. Cuộc sống ở đây sẽ bao gồm thế giới xung quanh và sự liên kết giữa con người với thế giới bên ngoài.

Tam quan trong triết học do 3 yếu tố cốt lõi cấu thành
Tam quan trong triết học do 3 yếu tố cốt lõi cấu thành

– Giá trị quan: Nó thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá tổng thể của con người về những ý nghĩa của một sự vật hay sự việc nào đó xung quanh mình.

– Nhân sinh quan: Nhằm thể hiện thái độ của con người về 1 ý nghĩa cốt lõi và cơ bản của nhân sinh hay thời thế.

Như vậy, tam quan của một người sẽ đóng vai trò quan trọng quyết định nhận thức và cách hành xử của người đó đối với thế giới. Đồng thời, nó cũng là yếu tố quan trọng để giúp con người thiết lập nên các giá trị và giới hạn đạo đức cho riêng mình.

Cổng tam quan trong Phật giáo có nghĩa là gì?

Trong đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt thì cổng tam quan cũng ẩn chứa nhiều hàm ý quan trọng. Đối với Phật giáo Việt Nam thì cổng tam quan đại diện cho rất nhiều triết lý tiêu biểu của Phật Pháp. Cụ thể, cổng tam quan là hình ảnh tượng trưng cho 3 góc nhìn của nhà Phật, đó chính là “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”, cụ thể trong đó:

– Hữu quan: Là đại diện của khái niệm “sắc” (giả) trong tư tưởng Phật giáo, dùng để chỉ những vật chất hiện hữu với màu sắc và hình dạng nhất định. Nó không thể tồn tại mãi mãi mà sẽ luôn biến đổi theo thời gian.

– Không quan: Chính là “tính không” (không biến mất cũng không thay đổi), ý chỉ những điều bất sinh, bất diệt và bất biến vẫn thường được nhắc đến trong kinh Phật. 

– Trung quan: Chính là điểm nối giữa, nghĩa là sự trung hòa giữa hai yếu tố hữu quan và không quan nhằm thể hiện cái nhìn xuyên suốt và thấu đáo về chân lý của cuộc đời.

Tam quan trong Phật giáo thể hiện 3 góc nhìn của nhà Phật
Tam quan trong Phật giáo thể hiện 3 góc nhìn của nhà Phật

Tam quan là gì trong ngôn tình Trung Quốc?

Trong truyện ngôn tình Trung Quốc thì tam quan được dùng để chỉ những suy nghĩ, lối sống của các nhân vật trong truyện. Các tác giả ngôn tình thường sử dụng cụm từ “tam quan bất chính” để nói về nhân vật phản diện trong truyện. Những nhân vật này thường có những hành động và suy nghĩ đi ngược lại với đạo lý.

Dừa Tam Quan là gì?

Tam Quan là xứ dừa nổi tiếng nhất ở tỉnh Bình Định và cũng là một trong những vựa dừa lớn nhất của nước ta. Thực tế, Tam Quan là tên của một thị trấn thuộc huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), cách thành phố Quy Nhơn khoảng 100km về hướng Bắc và không hề có sự liên kết ý nghĩa nào với “tam quan” mà chúng ta đã tìm hiểu ở phía trên.

Nhân sinh quan là gì? Tìm hiểu nhân sinh quan Triết học và Phật giáo

Tứ diệu đế là gì? Tứ diệu đế của phật giáo gồm những gì?

Chắc hẳn với những thông tin hữu ích nói trên thì các bạn đã hiểu ý nghĩa tam quan là gì rồi đúng không nào? Đừng quên truy cập vào trang web muahangdambao.com để update thêm những thông tin thú vị của cuộc sống nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *