Giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục | Sinh học 11

Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao lá cây có màu xanh hay chưa? Nghe thì có vẻ là một câu hỏi rất đơn giản nhưng để giải thích chính xác được thì không phải ai cũng biết đâu nhé! 

Dưới đây sẽ là một số thông tin mà muahangdambao.com lý giải về lá cây màu xanh để các bạn có thể tham khảo thêm nhé!

Tìm hiểu chức năng và cấu tạo của lá cây

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu lý do tại sao lá cây có màu xanh thì chúng ta hãy cùng khám phá chức năng và cấu tạo của lá cây nhé! 

Lá cây có chức năng chính là gì?
Lá cây có chức năng chính là gì?

Chức năng

Lá cây là cơ quan quang hợp chính và vô cùng quan trọng của cây. Nó có nhiệm vụ là tổng hợp nên các chất hữu cơ và tạo ra nhiều chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi cây lớn, lá còn là cơ quan hô hấp cũng như thoát hơi nước.

Cấu tạo

Lá gồm ba phần chính đó là cuống lá, phiến lá và bẹ lá. 

– Phiến lá: Là một bản rất mỏng có màu lục, gồm các tế bào thịt lá có chứa nhiều lục lạp. Trên phiến lá sẽ có các gân lá, với các bó dẫn nằm sâu bên trong, làm nhiệm vụ chính là vận chuyển.

– Cuống lá: Là phần để nối lá vào với thân và cành. 

– Bẹ lá: Là phần gốc của cuống lá loe rộng ra thành bẹ để ôm lấy thân hoặc cành.

Tại sao lá cây có màu xanh lục?

Để giải thích tại sao lá cây có màu xanh thì đó là vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục từ ánh sáng của mặt trời. Cụ thể, diện tích bề mặt lá rất lớn, giúp hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời hơn. 

Bên trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 được khuếch tán vào bên trong lá đến tận lục lạp. Hệ gân lá có mạch dẫn gồm các mạch gỗ và mạch rây, xuất phát từ bó mạch ở phần cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô của lá. Nhờ đó mà nước và ion khoáng có thể đến được từng tế bào để thực hiện việc quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.

Trong lá còn chứa nhiều tế bào có những hạt màu lục được gọi là lục lạp. Đây là “nhà máy quang hợp” của các loại thực vật. Lục lạp thường có hình dáng bầu dục để có thể thuận lợi cho việc hấp thu ánh sáng hơn. 

Lục lạp có kích thước rất nhỏ để thuận lợi hơn cho sự trao đổi chất. Mỗi lục lạp lại được bao bọc bởi 1 màng kép và bên trong là các chất nền không màu và các hạt nhỏ (hạt grana).

Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh sẽ bao gồm diệp lục và các carotenoid. Diệp lục có 2 loại chính yếu là diệp lục a và diệp lục b. Các carôtenôit tạo nên màu đỏ, màu da cam, vàng của lá, củ, quả.

Tại sao lá cây có màu xanh sinh 11?
Tại sao lá cây có màu xanh sinh 11?

Nhiều loại lá cây có màu xanh lục bởi vì những lá cây đó có bào quan lục lạp chứa các chất diệp lục. Chất diệp lục là một loại sắc tố quan trọng và đặc biệt để giúp lá cây hấp thụ được năng lượng ánh sáng Mặt Trời đồng thời tiến hành quá trình quang hợp. 

Ánh sáng Mặt Trời bản chất là ánh sáng trắng (hỗn hợp của tất cả ánh sáng đơn sắc như cam, đỏ, vàng, lục, lam, chàm, tím,…). Chất diệp lục có thể hấp thụ được tất cả các màu này ngoại trừ màu xanh lục. Do đó ánh sáng xanh lục phản chiếu (bật ra) chiếc lá. Và khi ta nhìn vào lá cây sẽ nhìn thấy lá có màu xanh lục. Như vậy, lá của nhiều loài cây có màu sắc là xanh lục vì các tia sáng màu xanh lục không được chất diệp lục hấp thụ.

Sinh sản sinh dưỡng là gì? Cây rau má sinh sản sinh dưỡng bằng gì?

Cây vòi voi là cây gì? có tác dụng gì? Cách dùng cây vòi voi trị bệnh

Giải đáp các câu hỏi có liên quan đến lá cây màu xanh và chất diệp lục

Chất diệp lục là chất gì?

Chất diệp lục thực tế là một sắc tố quang hợp màu xanh lục có bên trong thực vật, tảo và các vi khuẩn lam. Bên cạnh chất diệp lục, carotenoid và lutein cũng là những phytochrom chứa ​​trong thực vật và một số sinh vật quang hợp khác. Các sắc tố này được cố định ngay trên màng tế bào của lục lạp.

Chất diệp lục có thể hấp thụ mạnh nhất ánh sáng xanh và đỏ, nhưng lại hấp thụ kém phần màu xanh lục của quang phổ điện từ, do đó các mô có chứa diệp lục sẽ có màu giống như màu của lá.

Tác dụng chính của chất diệp lục là gì?

Như đã nói thì chất diệp lục sẽ hấp thụ ánh sáng từ mặt trời. Nó sử dụng năng lượng từ ánh sáng để có thể thúc đẩy một quá trình được gọi là quang hợp. Quang hợp là cách mà thực vật tạo ra các chất hóa học cần thiết để sinh trưởng phát triển và tồn tại. Nó cần năng lượng, nước và một chất hóa học đặc biệt gọi là carbon dioxide.

Quá trình quang hợp cũng giúp giải phóng oxy mà con người và động vật cũng rất cần oxy để tồn tại. Khi chúng ta thở, chúng ta sẽ hấp thụ oxy do thực vật tạo ra từ không khí xung quanh của chúng ta.

Vì sao một số lá cây lại không có màu xanh?

Trong khi nhiều cây có lá màu xanh thì một số cây thì không. Nếu lá có màu khác, chẳng hạn như là màu đỏ thì không nhất thiết là do cây không có chứa chất diệp lục bạn nhé! Bởi các sắc tố khác có thể làm che lấp đi các sắc tố xanh và tạo cho cây một màu sắc khác.

Trong trường hợp này, thực vật vẫn có thể tự dưỡng (tự cung tự cấp), sử dụng quá trình quang hợp để sản xuất ra nguồn năng lượng để phát triển. Tuy nhiên, màu sắc của chất diệp lục chỉ được che đậy lại.

Mặt khác, có một số loại cây không có chứa chất diệp lục nên không có màu xanh. Những loài thực vật như vậy sẽ được gọi là sinh vật dị dưỡng. Đúng như tên gọi, chúng không thể tự tạo ra được chất dinh dưỡng mà phải lấy từ các cây xanh khác.

Tại sao lá cây có thể thay đổi màu sắc được?

Nhiều loại lá thường có khả năng thay đổi màu sắc vào mùa thu, từ xanh sang vàng rồi cuối cùng là đỏ do lá đã già và sẵn sàng chết để chờ các lá mới khác được mọc lên.

Tại sao lá cây còn có thể có màu đỏ?
Tại sao lá cây còn có thể có màu đỏ?

Sở dĩ lá cây bị biến đổi màu sắc là do chất diệp lục trong lá đã bị phá vỡ. Điều này có nghĩa là thực vật không còn có thể thực hiện quang hợp để tạo ra các chất hóa học cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của chúng nữa.

Màu vàng hoặc nâu của lá thường đến từ các phân tử sắc tố khác có trong lá. Các sắc tố này không có khả năng hấp thụ ánh sáng mặt trời hiệu quả như là chất diệp lục. Màu sắc của lá cũng có thể được sử dụng để xác định chính xem cây mắc bệnh hay đã chết. Nếu chúng ta có thể xác định được điều này thì chúng ta có thể cung cấp cho cây những chất cần thiết nó cần để phục hồi.

Tất cả các loài thực vật đều có lá màu xanh lục?

Không phải loài thực vật nào cũng có lá cây màu xanh bạn nhé. Một số cây còn có lá màu đỏ như cây phong, cây rau dền,…. Sở dĩ lá cây có thể có màu đỏ là do nó có chứa chất antocyan màu đỏ. Có thể thấy, tỷ lệ antocyan trong lá chiếm phần lớn vì vậy nó đã lấn át chất diệp lục có trong lá. Antocyan là một hợp chất rất dễ dàng tan trong nước nóng. Một thí nghiệm đơn giản sẽ giúp chúng ta hiểu được điều đó. Khi cho lá cây màu đỏ vào trong nước nóng, antocyan sẽ tan dần ra và lá cây sẽ chuyển dần từ màu đỏ sang màu xanh. Điều đó có đã chứng minh được rằng, tuy lá cây mang màu đỏ nhưng vẫn có chứa các chất diệp lục. 

Hy vọng những thông tin này của muahangdambao.com đã giúp bạn đọc hiểu được lý do vì sao lá cây lại có màu xanh lục. Nếu còn câu hỏi mong muốn được giải đáp, vui lòng bình luận dưới bài viết để được chúng tôi hỗ trợ trả lời ngay nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *