Shark là gì? So độ “giàu có” của dàn Shark Việt, shark nào giàu nhất?

Nếu bạn là người thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình trên tivi thì sẽ không thể không biết đến show “Shark tank”. Vậy shark là gì? Tại sao lại có tên gọi này? Shark nào có tổng tài sản lớn nhất hiện nay? Mời bạn đọc dõi theo bài viết sau đây của muahangdambao.com để có thêm những thông tin cụ thể nhé!

Tìm hiểu shark là gì?

Shark là từ có xuất phát gốc trong tiếng Anh và có nghĩa tiếng Việt để chỉ loài cá mập. Nghĩa gốc của shark trong tiếng Anh hay tiếng Việt đều không hề bị thay đổi khi dịch song ngữ.

Shark nghĩa là gì?
Shark nghĩa là gì?

Bên cạnh đó, shark còn được dùng để chỉ những doanh nhân sở hữu trong tay những công ty hay tập đoàn có quy mô lớn hiện nay. Họ là những người đứng sau và có khả năng làm thay đổi cục diện của cả một nền kinh tế trong nước hay thế giới.

Ngoài ra, người ta còn dùng shark để nói đến những người có ngoại hình to lớn so với bình thường một chút. Ý đồ khi so sánh với loài động vật này nhằm nói giảm nói tránh cũng như tạo thêm nét cá tính cách đáng yêu mà không làm người nghe cảm thấy bị tổn thương. Một điều nữa, cá mập cũng là loài động vật hung dữ nên cũng có thể dùng để nói về những cá nhân nắm trong tay quyền điều hành hay chỉ các sếp lớn.

Ý nghĩa của từ shark trong các lĩnh vực

Shark không chỉ được sử dụng để chỉ loài cá mập đâu nhé! Trong các lĩnh vực khác nhau thì từ này còn có những lớp nghĩa khác nhau. Cụ thể như sau:

Lĩnh vực kinh tế và thương mại

Trong lĩnh vực tài chính và thương mại thì shark được dùng với nghĩa là để chỉ các doanh nhân vô cùng thành đạt, nắm trong tay khối lượng tài sản cực kỳ khổng lồ. Họ là những người có vị thế to lớn và vai trò quan trọng trong một lĩnh vực nào đó của ngành kinh tế.

Lĩnh vực truyền hình, giải trí

Shark tank hay “Thương vụ bạc tỷ” là chương trình truyền hình thực tế thu hút được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Đây là chương trình riêng biệt dành cho các đơn vị khởi nghiệp có thể kêu gọi vốn cũng như là sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các nhà đầu tư lớn.

Tại Việt Nam, chương trình shark tank hiện có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư, doanh nhân thành đạt. Có thể kể đến như là Shark Thái Vân Linh, Shark Phạm Thành Hưng, Shark Đặng Hồng Anh, Shark Louis Nguyễn,….

Lĩnh vực âm nhạc

Chắc hẳn không ai là không biết tới bài hát dành cho thiếu nhi có lượt view cao nhất thế giới hiện nay. Bài hát này cũng liên quan đến khái niệm mà chúng ta đang tìm hiểu trong bài viết này. Đó chính là bài hát nổi tiếng “Baby Shark”.

Không chỉ nhận được sự theo dõi của các bạn khán giả nhỏ tuổi mà hiện nay, bài hát này còn được các DJ biến tấu theo các phong cách hiện đại hơn như lyrics hoặc remix. Mặc dù ca từ đơn giản, giai điệu gần gũi nhưng “Baby Shark” đã và đang thu hút được khá nhiều lượt xem trên các nền tảng, đặc biệt là Youtube.

Giai điệu gây “ám ảnh” của bài hát “Baby Shark”
Giai điệu gây “ám ảnh” của bài hát “Baby Shark”

Lĩnh vực khác

Ngoài ra, shark còn được sử dụng với 1 nghĩa khá tiêu cực. Theo đó, từ điển Cambridge đã định nghĩa về từ shark như sau: “A dishonest person, especially one who persuades other people to pay too much money for something”. Dịch Việt sẽ là: “Một người không có tính trung thực, đặc biệt là những người thuyết phục người khác trả quá nhiều tiền cho một món đồ gì đó”.

Shark ở trong trường hợp này có thể được hiểu là kẻ lừa đảo, kẻ dối trá, kẻ bất lương. Người này thường lợi dụng lòng tin của người khác để lừa tiền của những người nhẹ dạ cả tin.

Xem thêm: Shounen là gì? Shoujo là gì? có gì khác biệt?

Shark tank là gì?

Shark tank vốn dĩ là một chương trình truyền hình thực tế về lĩnh vực đầu tư và khởi nghiệp, với mục đích chính là để kết nối các “cá mập” (shark) – Những nhà đầu tư mạo hiểm với những công ty nhỏ mang tính chất khởi nghiệp (startup).

Shark tank thuộc bản quyền của hãng SONY PICTURES. Đây là một chương trình nhằm truyền cảm hứng cho những người chơi tham gia là doanh nhân bắt đầu khởi nghiệp có thể thực hiện các bài thuyết trình trước các nhà đầu tư lớn. Thông qua bài thuyết trình của startup, các nhà đầu tư (shark) sẽ đưa ra lựa chọn có hoặc không.

Shark tank đã đạt được thành công vang dội tại nhiều quốc gia trên thế giới và hiện tại đã phát sóng đến mùa thứ 13 tại Anh, mùa thứ 11 tại Canada và mùa thứ 7 tại Mỹ. Chương trình này cũng đã 2 lần danh dự giành giải thưởng Primetime Emmy Award (Mỹ) dành cho hạng mục chương trình truyền hình thực tế xuất sắc nhất.

Tại Việt Nam, nếu được hỏi shark tank là gì thì có thể khẳng định đây chính là chương trình có tên Việt hoá là “Thương vụ bạc tỷ”. Shark tank Việt Nam chính là phiên bản tiếng Việt của chương trình shark tank đình đám dành riêng cho các startup ở Việt Nam. Shark Tank Việt Nam được thực hiện bởi công ty TV HUB độc quyền sản xuất mùa đầu tiên năm 2017 và được phát sóng trên kênh VTV3 của Đài Truyền hình Việt Nam.

Shark Tank đã tổ chức tới mùa 4 tại Việt Nam
Shark Tank đã tổ chức tới mùa 4 tại Việt Nam

Trong chương trình này, người chơi là những doanh nhân bắt đầu khởi nghiệp sẽ thực hiện các bài thuyết trình của mình về ý tưởng khởi nghiệp với các sản phẩm, dịch vụ độc đáo mà họ sẽ kinh doanh trước các nhà đầu tư. Sau đó, người chơi sẽ phải tường thuật lại quá trình thương thuyết trước mặt các shark để thuyết phục họ tham gia đầu tư vào dự án kinh doanh của mình.

Chương trình sẽ bao gồm một hội đồng các nhà đầu tư vô cùng tiềm năng (các Shark). Họ sẽ là những người có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn đầu tư đối với những doanh nhân khởi nghiệp tham gia chương trình để tìm kiếm nguồn vốn. Ngay tại sân khấu, người chơi là các doanh nhân khởi nghiệp có thể tham gia đàm phán hợp đồng nếu có một trong số các shark cảm thấy hứng thú nhưng cũng có thể sẽ ra về tay trắng nếu tất cả các thành viên của hội đồng đều từ chối không tham gia đầu tư.

Nội dung chính của chương trình “Shark Tank”

Nếu được tuyển chọn vào vòng ghi hình, người kêu gọi đầu tư sẽ đứng trước các nhà đầu tư để có thể trình bày về sản phẩm của mình. Người kêu gọi đầu tư sẽ phải trải qua 3 phần thi như sau:

  • Phần 1: Giới thiệu qua thông tin về sản phẩm của mình

Người kêu gọi đầu tư sẽ cần trình bày toàn bộ thông tin liên quan đến sản phẩm như là tính năng sản phẩm, giá bán chính thức, giá thành sản xuất, hình thức phân phối, lượng sản phẩm được bán ra, số tiền mong muốn được đầu tư…để giúp các shark có hình dung cụ thể hơn về sản phẩm.

  • Phần 2: Lần lượt trả lời các câu hỏi của các sharks

Người kêu gọi đầu tư sẽ phải trả lời các câu hỏi của sharks liên quan đến sản phẩm. Người kêu gọi đầu tư cùng với các sharks sẽ thương thuyết về số vốn đầu tư hoặc số lợi nhuận được trả lại (bằng hình thức cổ phiếu, lợi nhuận, hình thức khác…). Phần này vô cùng quan trọng bởi nó thể hiện bản lĩnh của người kêu gọi đầu tư khi thuyết phục các sharks.

  • Phần 3: Các shark đưa ra quyết định cuối cùng

Sau phần thương thuyết, lúc này các shark sẽ đưa ra quyết định của mình là có thể cùng đâu tư hoặc chỉ có 1 shark đầu tư. Và cũng có thể không ai quyết định đầu tư vào các doanh nhân khởi nghiệp do kế hoạch của họ không có khả năng đem lại lợi nhuận.

Xem thêm: Netizen là gì? Ý nghĩa & sự ảnh hưởng của netizen với MXH

So độ “giàu có” của dàn Shark Việt, shark nào giàu nhất?

Shark Nguyễn Xuân Phú

Một câu nói truyền cảm hứng của shark Nguyễn Xuân Phú
Một câu nói truyền cảm hứng của shark Nguyễn Xuân Phú

Mặc dù không còn đi tiếp với Thương vụ bạc tỷ từ mùa thứ 3 thế nhưng cộng đồng mạng vẫn gọi tên Shark Phú bởi những lời chỉ bảo cũng như”chất vấn” của ông khiến cho họ nhận ra được giá trị của đồng tiền hơn.

Khi được hỏi về tài sản cá nhân mong muốn thì Chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn Sunhouse Nguyễn Xuân Phú cho rằng ông chỉ cần 100 tỷ đồng là đủ. Thế nhưng trên thực tế, khối tài sản của shark Nguyễn Xuân Phú có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Bởi vì vào năm 2017, doanh thu của Sunhouse được ghi nhận là đã đạt con số 2000 tỷ đồng, trong khi đó Shark Phú lại sở hữu tới 50% cổ phần của Sunhouse. Điều này đã cũng chứng tỏ tài sản hiện nay của ông là không hề nhỏ, thậm chí còn lớn hơn số tiền 1000 tỷ đồng đã nói mặc dù chưa bao giờ công bố con số chi tiết cụ thể.

Shark Nguyễn Mạnh Dũng

Thương vụ bạc tỷ mùa thứ 2 đã xuất hiện thêm một gương mặt mới là ông Nguyễn Mạnh Dũng hay còn được gọi là Shark Dzũng. Không chỉ là Giám đốc của Quỹ đầu tư mạo hiểm CyberAgent Việt Nam và Thái Lan, Shark Dzũng còn được biết tới với vai trò nhà đầu tư chính của Shark Tank Việt Nam trong mùa thứ 2. Trong nhiều năm liền, Shark Dzũng đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho những công ty lớn, nhỏ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Điều này cũng phần nào chứng tỏ khối tài sản khổng lồ của “ông trùm công nghệ” này cũng “không phải dạng vừa đâu”.

Shark Phạm Thanh Hưng

Được biết đến như là một người đàn ông cực kỳ phong độ, lịch lãm nhưng cũng không hề kém phần vui tính, Shark Phạm Thanh Hưng – Chủ tịch của công ty cổ phần đầu tư và phát triển bất động sản Thế Kỷ CENINVEST đồng thời cũng là Phó Chủ tịch hội đồng quản trị của CENGROUP hiện đang nắm giữ một khối tài sản khổng lồ lên đến “rất nhiều” nghìn tỷ đồng.

Theo như tính toán của các chuyên gia về bất động sản thì cứ mỗi tháng, công ty của shark Hưng sẽ thu về “sương sương” 110 tỷ đồng. Ngoài ra, shark Hưng cũng đã vô tình tiết lộ tài sản của 1000 người giàu nhất Việt Nam hiện đang trên dưới khoảng 100 tỷ đồng và chắc chắn rằng ông cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ .

Shark Thái Vân Linh

Thái Vân Linh là shark nữ hiếm hoi của Shark Tank Việt Nam
Thái Vân Linh là shark nữ hiếm hoi của Shark Tank Việt Nam

Là một trong những “bóng hồng” hiếm hoi của Thương vụ bạc tỷ, Shark Linh đã gây ấn tượng với người xem bởi những lời khuyên cực kỳ thực tế về chuyện giờ giấc làm việc của nhân viên hiện nay hay vấn đề vì sao nên lấy chồng muộn…

Khối tài sản của Shark Linh cũng gây tò mò không kém với khán giả bởi người phụ nữ hiện đại này có một hồ sơ sự nghiệp vô cùng đáng mơ ước trong suốt 7 năm giữ chức vụ CEO ở rất nhiều công ty lớn, nhỏ khác nhau.

Giám đốc của Công ty cổ phần Vingroup Ventures – Thái Vân Linh cũng từng khiến cộng đồng mạng ngưỡng mộ bởi bà đã trở thành cổ đông đáng chú ý nhất sau khi tham gia góp vốn 10% cho công ty (tương đương con số 7 tỷ đồng). Điều này cũng phần nào chứng tỏ gia sản của Shark Linh là vô cùng “kếch xù” mới có thể khiến bà đưa ra quyết định trở thành một trong số những cổ đông lớn của công ty.

Mặc dù những shark nói trên chưa bao giờ công bố con số chính xác về tổng tài sản cá nhân cũng như nguồn thu nhập hàng tháng của bản thân. Thế nhưng, khi ta so sánh về khả năng kiếm tiền thì các shark đều không ai “bì” ai.

Mỗi người sẽ có một cách riêng để làm việc với đồng tiền khác nhau nhưng cuối cùng mục đích chính của họ vẫn là “tiền đẻ ra tiền” mà thôi. Theo ước tính doanh thu của cả các công ty thì những “ông lớn” hay “bà lớn” này cũng thu về được kha khá lợi nhuận khi tham gia đầu tư trở thành cổ đông. Còn bạn, bạn nghĩ sao về khối tài sản ròng của các vị shark này?

Một số shark khác từng tham gia “Shark Tank” bản Việt

Ngoài những “Shark” nói trên thì chương trình này còn có sự góp mặt của nhiều vị shark cũng nổi bật không kém. Cụ thể đó là:

Shark Trần Anh Vương

Shark Trần Anh Vương hiện tại đang là tổng giám đốc của công ty cổ phần SAM Holdings. Ông đã tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ông chính là một trong bốn nhà đầu tư chính tham gia đầu tư cho các startup khởi nghiệp trong chương trình và là người có công lớn đưa Shark Tank về với Việt Nam. Sau sự thành công của Shark Tank Việt Nam ở mùa 1, bước sang mùa thứ 2, ông Trần Anh Vương đã không còn đóng vai trò là nhà đầu tư nữa mà rút lui về sau hậu trường với vai trò ban tổ chức.

Shark Nguyễn Ngọc Thủy

Shark Nguyễn Ngọc Thuỷ và câu nói đầy tính triết lý
Shark Nguyễn Ngọc Thuỷ và câu nói đầy tính triết lý

Shark Nguyễn Ngọc Thủy hiện là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm người sáng lập nên Tập đoàn Egroup đang sở hữu chuỗi trung tâm tiếng Anh nổi tiếng cả nước là Apax.

Shark Thủy hiện đang là người nắm giữ kỷ lục đầu tư tỉ lệ vàng với việc rót vốn vào 8 trong số 9 công ty đã nhận được lời đề nghị đầu tư trên sóng truyền hình. Đặc biệt, số tiền giải ngân thực tế mà Shark Thủy đã đầu tư lớn hơn rất nhiều lần so với con số đã cam kết trên truyền hình. Ví dụ như thương vụ đầu tư cho thương hiệu Soya Garden với số vốn lên tới con số 100 tỷ đồng. Tại Shark Tank mùa 3, ông vẫn tiếp tục là nhà tài trợ chính và nhà đầu tư của chương trình.

Shark Nguyễn Mạnh Dũng

Shark Nguyễn Mạnh Dũng hiện đang là Giám đốc của Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam và Thái Lan. Shark Dzung Nguyễn được giới kinh doanh phong là người có tiếng tăm trong giới đầu tư ở lĩnh vực công nghệ thông tin.

Mỗi nhà khởi nghiệp nếu được Shark Dũng đầu tư sẽ đều tăng trưởng gấp hàng nghìn lần. Tại chương trình Shark Tank Việt Nam, ông Dũng cũng cực kỳ nổi tiếng là vị “cá mập công nghệ” quyết liệt và vô cùng tâm huyết với khởi nghiệp.

Shark Nguyễn Thanh Việt

Shark Việt bắt đầu tham gia Shark Tank từ mùa 2 và ông cũng rất được khán giả yêu thích bởi những câu triết lý vô cùng nhẹ nhàng, hài hước nhưng lại rất thực tế và mang đến nhiều kinh nghiệm hữu ích dành cho những startup trẻ tuổi.

Ông là doanh nhân đầu tư đa lĩnh vực với hơn 30 năm kinh nghiệm trên thương trường. Đối với ông, lĩnh vực nào xã hội còn thiếu, con người cần thì ông sẽ tiến hành tham gia đầu tư. Và bệnh viện Đa khoa Phương Đông cũng chính là một thương hiệu nổi tiếng của Intracom Group được xây dựng dựa theo mô hình Bệnh viện – Khách sạn.

Với mục tiêu chính là “chữa cả tâm bệnh và thân bệnh”, bệnh viện Phương Đông được kết hợp đầy đủ những yếu tố bao gồm: Cơ sở vật chất vô cùng hiện đại, kiến trúc sang trọng, đội ngũ y bác sĩ cực kỳ ưu tú cùng các trang thiết bị tiêu chuẩn quốc tế cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp.

Trong Shark tank mùa 4 sắp tới, Shark Việt khẳng định mình sẽ tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực như năng lượng, chăm sóc sức khỏe, bất động sản. Với tư cách là một nhà đầu tư, ông sẽ sẵn sàng rót tiền của mình nếu các startup có thể thuyết phục được ông bằng một lý tưởng lớn, sáng tạo, tiềm năng cũng như một cái tâm lớn.

Shark Việt là ai?
Shark Việt là ai?

Shark Đỗ Thị Kim Liên

Shark Đỗ Thị Kim Liên hiện là người đảm nhận chức vụ Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Tập đoàn AquaOne, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty nước mặt sông Đuống, Hiệu trường của trường Đào tạo Quản lý doanh nghiệp, Chủ tịch của Quỹ Môi trường xanh Việt Nam đồng thời cũng là Lãnh sự danh dự Cộng hoà Nam Phi tại Việt Nam.

Là một nhà ngoại giao tài năng, một doanh nhân thành đạt, bà Liên cũng là một nhà hoạt động xã hội năng nổ. Trong suốt hơn 10 năm qua, bà đã tự mình triển khai hơn 100 đợt thiện nguyện với tổng kinh phí lên tới con số hàng trăm tỉ đồng.

Trong mùa 4, Shark Đỗ Liên khẳng định điều mà bà muốn là đầu tư vào con người nên bản thân sẽ không quá phân biệt các ngành nghề. Tuy nhiên, nữ doanh nhân vẫn dành sự quan tâm đặc biệt đến môi trường, rác thải, nước sạch và sức khoẻ của cộng đồng. Bên cạnh đó, bà cũng sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn cho các startup liên quan đến công nghệ vì chuyển hoá số hiện là xu hướng tất yếu của tương lai.

Shark Nguyễn Hòa Bình

Shark Nguyễn Hòa Bình chính là nhà sáng lập kiêm chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của Tập đoàn NextTech. Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, ông luôn là người đi đầu định hướng, chèo lái đưa cái tên NextTech trở thành Tập đoàn tiên phong trong nhiều lĩnh vực của công nghệ mới với hơn 20 công ty đang cung cấp các dịch vụ trên nền tảng trực tuyến.

“Khẩu vị” của Shark Bình trong mùa 4 sẽ là 2 đối tượng chính: Startup truyền thống biết cách sử dụng công nghệ, tối ưu hoá được hoạt động để tăng trưởng dựa trên quy mô lớn và nhanh cùng với Startup công nghệ chuyển đổi số giải được bài toán liên quan đến thị trường và bán hàng. Ngoài tìm kiếm “long mạch”, Shark Bình còn giúp các Startup “đón ngọn gió Đông”. “Đó là 1 hệ sinh thái làm bệ phóng vững chắc cho các startup nhanh chóng đưa sản phẩm dịch vụ của mình ra thị trường và tăng trưởng với quy mô lớn hơn nhiều. NextTech sẽ chính là gió Đông dành cho các startup” – Shark Bình chia sẻ với truyền thông.

Xem thêm: ASM là gì? 5 kỹ năng cần có thể trở thành một ASM thành công

Điểm tên những “cá mập” giàu nhất trong Shark Tank của Mỹ

Shark Mark Cuban

Mark Cuban bắt đầu khởi nghiệp từ khi mới 12 tuổi với công việc bán túi đựng rác. Đến năm 1999, sau khi đầu tư vào các nền tảng đa phương tiện thì ông đã trở thành tỷ phú.

Mark Cuban là vị shark có khối tài sản khổng lồ
Mark Cuban là vị shark có khối tài sản khổng lồ

Theo đó, thành công của ông phụ thuộc phần lớn vào việc bán lại dịch vụ phát trực tuyến broadcast.com cho tập đoàn Yahoo. Sau nhiều năm, Mark Cuban nổi tiếng nhất với vai trò là chủ sở hữu của đội bóng rổ Dallas Mavericks, Ngoài ra, ông còn được biết đến là đồng sở hữu của chuỗi rạp chiếu phim Landmark Theaters cũng như công ty phát hành phim Magnolia Picture. Những điều trên đã đưa Shark Mark Cuban trở thành một trong những tên tuổi lớn trong ngành công nghiệp giải trí, sở hữu tổng tài sản lên tới con số 4,7 tỷ USD (theo Forbes).

Shark Kevin O’Leary

Năm 1986, O’Leary đã thành lập công ty SoftKey International và đến năm 1996, ông đã bán lại thương hiệu này cho Mattel với giá 4,2 tỷ USD. Doanh nhân người Canada này còn là đồng sáng lập của Storage Now, O’Shares ETFs, O’Leary Fine Wines và O’Leary Publishing. Tổng tài sản mà Shark Kevin O’leary đang nắm giữ là vào khoảng 400 triệu USD.

Shark Daymond John

Cách đây 20 năm, triệu phú Daymond John đã tạo nên thương hiệu quần áo thể thao mang tên FUBU. Sau đó ông đã thành lập công ty Blueprint & Co, chuyên về dịch vụ chia sẻ không gian làm việc chung.

Năm 2016, Shark Daymond cũng được cựu tổng thống Barack Obama mời làm đại sứ kinh doanh toàn cầu để tới Kenya và Cuba nhằm thúc đẩy kinh doanh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại 2 nước này. Hiện tại, Celebrity NetWorth thống kê Shark John đã có trong tay khoảng 350 triệu USD.

Shark Robert Herjavec

Shark Herjavec được sinh ra ở Croatia nhưng ông đã cùng cha mẹ của mình di cư sang Mỹ từ khi còn rất nhỏ. Lúc bé, Shark Herjavec phải đi bán báo và làm bồi bàn để kiếm thêm thu nhập vì gia đình quá nghèo.

Do có năng khiếu ngay từ nhỏ nên ông đã thành lập công ty máy tính sau đó là đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin và nhanh chóng trở thành 1 triệu phú. Theo SCMP, Robert Herjavec đã được công nhận là nhà lãnh đạo toàn cầu về bảo mật thông tin. Ông cũng là thành viên chủ chốt của Lực lượng Đặc nhiệm An ninh mạng của Phòng Thương mại Hoa Kỳ. Shark Herjavec hiện đang sở hữu tổng tài sản lên tới con số 200 triệu USD.

Shark Lori Greiner

Trong suốt sự nghiệp của mình, Shark Greiner đã tạo ra hơn 500 sản phẩm và cũng được xem là chuyên gia hàng đầu về bằng sáng chế. Cô cũng nắm trong tay bản quyền hơn 120 sản phẩm mang tên chính mình.

Shark nữ nổi bật trong dàn shark tank
Shark nữ nổi bật trong dàn shark tank

Hiện tại SCMP đã gọi Lori Greiner là một trong những ngôi sao kiếm tiền giỏi nhất và hàng đầu từ việc bán các sản phẩm TV. Cô thậm chí còn được đặt biệt danh là “Nữ hoàng QVC” (Quality, Value, Convenience) có nghĩa là kênh chuyên về mua sắm tại nhà trên chương trình truyền hình của Mỹ).

Những thương hiệu thành công nhất của Shark Greiner khi còn ngồi trên ghế “cá mập” Mỹ là ghế kê chân trong toilet Squatty Potty cùng với miếng rửa bát Scrub Daddy. Ngoài ra, cô còn kiếm được tiền với vai trò diễn giả truyền động lực, chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Tính đến tháng 4/2022, tài sản của Shark Lori Greiner ước tính đạt khoảng 150 triệu USD.

Hy vọng bài viết trên của muahangdambao.com đã giúp bạn đọc hiểu shark là gì và tại sao gọi là shark rồi. Nếu còn câu hỏi nào mong muốn được giải đáp, hãy bình luận dưới bài viết viết để chúng tôi có thể hỗ trợ kịp thời nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *