ROA là gì? ROE là gì? Sự khác biệt giữa ROA và ROE?

ROA và ROE là chỉ số quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của một doanh nghiệp, giúp nhà đầu tư tìm ra cổ phiếu có tiềm năng. Hãy cùng tìm hiểu ROA là gì và mối quan hệ với ROE trong bài viết sau đây nhé! 

ROA là gì?

ROA là viết tắt của từ Return on Assets, có nghĩa là tỷ số lợi nhuận trên tài sản.

ROA là tỷ số lợi nhuận trên tài sản
ROA là tỷ số lợi nhuận trên tài sản

Nói một cách đơn giản, đây là chỉ số đo lường mức sinh lời của một công ty so với tổng tài sản hiện có. Từ chỉ số này chúng ta sẽ biết được công ty đó sử dụng tài sản để kiếm lời hiệu quả như thế nào.

Công thức tính chỉ số ROA

Cách tính ROA khá đơn giản với đơn vị tính là %:

ROA = Lợi nhuận sau thuế (Return)/ Tài sản (Assets) * 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế: lợi nhuận ròng đối với cổ phiếu thường
  • Tài sản: tổng tài sản của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu + Nợ

Dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bạn sẽ tìm thấy mục Lợi nhuận sau thuế ở bảng kết quả hoạt động kinh doanh, còn mục Tổng tài sản thì nằm ở bảng cân đối kế toán.

Ý nghĩa của chỉ số ROA

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu tài sản của một công ty được tính như thế nào. Tài sản của công ty thường xuất phát từ hai nguồn vốn chính là vốn vay và vốn chủ sở hữu. Chỉ số ROA là thước đo hiệu quả việc công ty chuyển hóa số vốn đầu tư thành lợi nhuận.

Dựa trên phân tích ROA, nhà đầu tư sẽ biết được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận và hưởng lãi bao nhiêu trên 1 đồng vốn trung bình. ROA cung cấp thông tin về các khoản lãi được sinh ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.

Nhà đầu tư dựa vào ROA để lựa chọn cổ phiếu tiềm năng
Nhà đầu tư dựa vào ROA để lựa chọn cổ phiếu tiềm năng

Nếu ROA>0 thì doanh nghiệp đang làm ăn có lãi. Nếu ROA<0 thì doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ.

Chỉ số ROA càng cao đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp càng hiệu quả, công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên số vốn đầu tư.

Tuy nhiên, đối với các công ty cổ phần thì chỉ số ROA lại phụ thuộc vào ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Theo các chuyên gia tài chính thì nên so sánh ROA giữa các công ty có sự tương đồng về quy mô, ngành nghề hoạt động.

Đặc biệt trong thị trường chứng khoán, chỉ số ROA cao đồng nghĩa cổ phiếu của doanh nghiệp có giá đắt và đáng để đầu tư.

Chỉ số ROA bao nhiêu được coi là tốt?

Theo tiêu chuẩn chung của quốc tế, doanh nghiệp được đánh giá là đủ năng lực tài chính khi có chỉ số ROA cao hơn 7.5%. Tuy nhiên, đối với các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán…, mức 7.5% không phù hợp vì đặc thù nghề nghiệp và tỷ lệ rủi ro khá cao.

ROA phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh
ROA phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực kinh doanh

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của giới đầu tư thì cần phải theo dõi ROA của một doanh nghiệp ít nhất 3 năm liên tục. Nếu doanh nghiệp duy trì được chỉ số ROA ≥ 10% trong 3 năm liên tiếp chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt, nguồn tài chính ổn định và đáng để đầu tư.

Bên cạnh đó, nhà đầu tư còn phải quan tâm đến xu hướng biến động của chỉ số ROA. Nếu chỉ số tăng đều đặn chứng tỏ tình hình kinh doanh ổn định, nếu chỉ số biến đổi bất thường thì doanh nghiệp hoạt động bấp bênh, chưa hiệu quả.

 

 

ROE là gì?

Bên cạnh việc hiểu rõ ROA là gì, thì ROE cũng là một chỉ số quan trọng trong phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty mà bạn cần nắm chắc.

ROE là viết tắt của từ Return On Equity, có nghĩa là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số đo lường khả năng sinh lời của khoản đầu tư trên mỗi đồng vốn bỏ ra.

ROE là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu
ROE là tỷ suất lợi tức trên vốn chủ sở hữu

Chỉ số ROE giúp các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vốn để tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá trị này thường được dùng để so sánh tiềm lực của một doanh nghiệp với các đối thủ cùng ngành và với thị trường lớn hơn.

Công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế (Return)/ Vốn chủ sở hữu bình quân (Equity) * 100%

Mối quan hệ giữa chỉ số ROA và ROE

ROA và ROE là hai chỉ số quan trọng bổ sung cho nhau. Chỉ số ROE không phản ánh cơ cấu tài chính của doanh nghiệp vì trong một số trường hợp, ROE tăng cao là do doanh nghiệp tăng sử dụng đòn bẩy tài chính, chứ không phải nâng cao hiệu quả sản xuất.

Trong khi đó, ROA bao gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay sẽ giúp khắc phục được vấn đề này.

Cần kết hợp ROA và ROE trong phân tích tài chính
Cần kết hợp ROA và ROE trong phân tích tài chính

Ví dụ: so sánh chỉ số ROA, ROE của hai doanh nghiệp là Xi măng Vicem và Xi măng Bỉm Sơn năm 2020:

Chỉ số ROA Chỉ số ROE
Đơn vị % %
Lĩnh vực hoạt động Vật liệu xây dựng Vật liệu xây dựng
Xi măng Vicem (Mã: XMVC) 27% 27%
Xi măng Bỉm Sơn (Mã: XMBS) 10% 15%

Nếu chỉ căn cứ vào chỉ số ROE mà vội vàng kết luận là XMVC và XMBS đang hoạt động hiệu quả ngang nhau thì không ổn.

Tuy nhiên, nếu kết hợp thêm với chỉ số ROA, chúng ta sẽ thấy rằng, XMVC đang dùng nguồn vốn vay để trang trải cho hoạt động sản xuất. XMVC quản lý tài sản chưa tốt, kém hiệu quả (chỉ số ROA thấp hơn của XMBS) và cơ cấu tài chính cũng tồn tại nhiều rủi ro hơn XMBS.

Vì vậy, việc kết hợp hai chỉ số này giúp bạn đánh giá được mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất và có cái nhìn chính xác hơn về cơ cấu tài chính của doanh nghiệp.

Trên đây là tổng hợp thông tin về chỉ số ROA, ROE. Qua đó bạn đã hiểu rõ roa là gì, roe là gì cũng như mối quan hệ giữa 2 chỉ số này. Lời khuyên là bạn nên kết hợp cả hai chỉ số này để có cái nhìn toàn diện về mức độ hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp và lựa chọn cổ phiếu chính xác nhé.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *