Ngải cứu là một loại rau được người Việt Nam sử dụng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Ngoài ra loại rau này cũng có nhiều công dụng đối với cơ thể con người. Vậy rau ngải cứu có tác dụng cụ thể là gì, cách sử dụng loại rau này như thế nào cho hiệu quả nhất? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu về công dụng của cây ngải cứu để bạn đọc cùng tham khảo nhé.
Tìm hiểu về rau ngải cứu
Ngải cứu còn được gọi là thuốc cứu, bắc ngải, là một loại thực vật thuộc họ Cúc. Ngải cứu là cây thân thảo, lá mọc xen kẽ phân bố từ gốc đến ngọn, thường cao từ 0,4 đến 1m. Đây là loại thực vật dễ trồng, ưa ẩm, phân bố ở các vùng từ ôn đới đến cận nhiệt đới và nhiệt đới.

Tại Việt Nam, ngải cứu được trồng rộng rãi trên toàn quốc và được sử dụng chủ yếu để chế biến các món ăn. Loại cây này cũng có thể được dùng làm thành phần của các bài thuốc nam, thuốc bắc. Trong ngải cứu chứa các hoạt chất cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin… có nhiều tác dụng trong việc giảm đau, cầm máu.
Rau ngải cứu có mùi thơm đặc trưng, vị đắng nhẹ nhưng hậu ngọt, có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn như gà hầm ngải cứu, trứng rán ngải cứu, cá hấp…
Ngải cứu có những tác dụng gì với cơ thể con người?
Từ xa xưa ngải cứu đã được sử dụng như một bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh cũng như tăng cường sức khỏe cho con người. Dưới đây là một số tác dụng cụ thể của ngải cứu đối với con người.
Ngải cứu giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa
Ngải cứu có thể hỗ trợ điều trị một số vấn đề về tiêu hóa. Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ăn ngải cứu có thể giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng sản xuất mật, từ đó giúp phân hủy thức ăn nhanh hơn và giúp thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn.
Ngoài ra mùi và vị đắng của ngải cứu có thể thúc đẩy sản xuất mật và các loại dịch tiêu hóa khác, chẳng hạn như axit dạ dày.
Điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp
Do có tính ấm nên ngải cứu được sử dụng rộng rãi để chữa các bệnh về xương khớp. Cây ngải cứu có tác dụng bổ khí huyết, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, có lợi cho hệ xương khớp, giảm đau, kháng viêm, đặc biệt với những người có vấn đề về cột sống, thấp khớp… Để hỗ trợ giảm đau xương khớp, người ta thường giã ngải cứu để đắp vào khu vực đau nhức hoặc pha nước cốt ngải cứu với mật ong để uống.

Ngải cứu cũng giúp cầm máu hiệu quả
Các thành phần trong ngải cứu có tác dụng cầm máu, kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau rất tốt. Nó là bài thuốc dân gian hữu hiệu cho những người cần sơ cứu khẩn cấp. Đặc biệt là các trường hợp bị thương, đứt tay chân, rắn cắn… có thể đắp lá ngải cứu để cầm máu nhanh chóng.
Ngải cứu giúp trị mẩn ngứa, nổi mề đay
Tinh dầu ngải cứu có chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên được sử dụng như một loại thuốc trị mẩn ngứa, mề đay, mụn nhọt… rất hiệu quả. Ngải cứu tươi có thể xay nhuyễn đắp trực tiếp lên các nốt mẩn ngứa giúp kháng viêm khi bị ngứa, mụn nhọt. Ngoài ra người ta còn có thể đun nước lá ngải cứu để tắm, giúp giảm rôm sảy và tránh các bệnh ngoài da…
Giúp hỗ trợ quá trình lưu thông máu
Ngải cứu cũng được khuyên dùng cho những người thường xuyên hoa mắt, chóng mặt do máu lưu thông kém. Bổ sung các món ăn được chế biến từ ngải cứu, ví dụ canh ngải cứu, ngải cứu rán trứng… vào thực đơn bữa ăn của bạn mỗi tuần một lần có thể giúp lưu thông máu tốt hơn.

Ngải cứu có thể bồi bổ cơ thể
Theo dân gian, cây ngải được coi là một loại thuốc bổ hiệu quả, phù hợp cho những người suy nhược cơ thể, người ốm, người bệnh. Món ăn như gà ác hầm lá ngải, thuốc bắc là món bồi bổ khí huyết rất tốt.
Cách sử dụng ngải cứu như thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Ngải cứu được sử dụng như một loại thực phẩm, loại thuốc từ xa xưa. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng ngải cứu để tránh các tác động không tốt của nó đến sức khỏe như sau:
- Những người mắc bệnh tiểu đường và những người muốn kiểm soát tình trạng kháng insulin nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc dùng ngải cứu, vì ngải cứu có thể làm tăng lượng đường trong máu.

- Những người mắc các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như những người mắc bệnh hen suyễn, cũng nên cân nhắc khi ăn ngải cứu.
- Ngải cứu cũng chứa một hợp chất gọi là thujone độc hại và có thể gây tử vong với liều lượng lớn. Do đó bạn cũng không nên tiêu thụ ngải cứu quá thường xuyên.
- Không dùng ngải cứu làm thuốc kết hợp với các loại thuốc điều trị trầm cảm, tiểu đường, thuốc chống đông máu, thuốc chống ung thư, kháng khuẩn… vì sẽ gây tương tác thuốc và các tác dụng phụ khác.
Có thể bạn quan tâm:
6 tác dụng của lá tía tô mà bạn không thể bỏ qua
Rau chùm ngây có tác dụng gì? Khám phá các lợi ích của chùm ngây
Bài viết đã giới thiệu về cây ngải cứu có tác dụng gì và cách sử dụng cây ngải cứu sao cho đúng cách và an toàn nhất. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về loại cây này.