Nói giảm nói tránh là gì? Có gì khác so với biện pháp nói quá?

Trong ngữ pháp tiếng Việt, chúng ta thường sử dụng khá nhiều đến biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh. Vậy thì nói giảm nói tránh là gì cho ví dụ cụ thể. Tác dụng của nó trong giao tiếp hàng ngày như thế nào? Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

Nói giảm nói tránh là gì?

Theo soạn văn 8 nói giảm nói tránh là 1 trong 12 biện pháp tu từ trong tiếng Việt. Biện pháp tu từ là dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, đôi khi là tránh thô tục và cả mất lịch sự.

Định nghĩa nói giảm nói tránh ngữ văn 8 được giải thích thế nào?
Định nghĩa nói giảm nói tránh ngữ văn 8 được giải thích thế nào?

Theo soạn bài nói giảm nói tránh thì dấu hiệu để bạn có thể nhận biết 1 người đang sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh đó là: Nếu trong câu xuất hiện các từ ngữ mang sắc thái diễn đạt tế nhị, tránh đi nghĩa thông thường của nó.

Một số từ như mất, đi, qua đời, hy sinh, không qua khỏi (dùng để thay cho từ chết), không được chăm chỉ, không được cần cù (thay cho từ lười, làm biếng), kết quả không tốt lắm (dùng để thay cho từ thi rớt, thi trượt hoặc điểm xấu), không được xinh đẹp (thay cho từ xấu xí).

Cách sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh

Khi chúng ta thực hiện việc giao tiếp hàng ngày thì thay vì sử dụng những từ ngữ gây ấn tượng về tính chất của sự vật, sự việc thì người nói có thể dùng các từ ngữ đồng nghĩa để làm giảm đi cảm giác ghê sợ, đau khổ, thiếu lịch sự để người nghe không cảm thấy khó chịu. Hoặc có thể dùng hình thức phủ định đi các từ tích cực cũng được.

Xem thêm: Từ mượn là gì? Bài tập và ví dụ từ mượn tiếng Hán, Pháp, Anh….

Tác dụng của những câu nói giảm nói tránh là gì?

Thông qua định nghĩa mà muahangdambao.com đã đề cập ở trên thì chúng ta có thể dễ dàng thấy được nói giảm nói tránh không phải là một biện pháp tu từ mang quá nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật, xong nó lại là một biện pháp tu từ không thể thiếu trong giao tiếp hàng ngày để cách diễn đạt của mỗi cá nhân được đơn thuần, lịch sự và nhẹ nhàng bớt phần nào hơn.

Dùng nói giảm nói tránh để hạn chế tình huống “dở khóc dở cười” này nhé
Dùng nói giảm nói tránh để hạn chế tình huống “dở khóc dở cười” này nhé

Dưới đây là một số trường hợp cụ thể mà bạn nên biết để sử dụng nói giảm nói tránh đúng với hoàn cảnh nhất.

  • Khi bạn muốn tránh cảm giác đau buồn, sợ hãi, gai người, thô tục, thiếu phần lịch sự.
  • Khi muốn thể hiện sự tôn trọng với người đang đối thoại với mình. Ví dụ như là những người có quan hệ thứ bậc xã hội hơn bạn hoặc người có tuổi tác cao.
  • Khi muốn nhận xét một cách chân thành, tế nhị, lịch sự và có văn hóa để người nghe dễ dàng tiếp thu ý kiến và góp ý của bạn.

*Lưu ý: Có những trường hợp mà bạn không nên sử dụng phép nói giảm, nói tránh như:

  • Khi thực sự cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật với một ai đó đang mắc lỗi.
  • Khi bạn cần có được 1 thông tin khách quan, chính xác, trung thực như là biên bản hành chính, biên bản của cuộc họp…

Ví dụ liên quan đến cách nói giảm nói tránh

Dưới đây là một số ví dụ để bạn có thể hiểu hơn về biện pháp tu từ này:

  • Một vị bác sĩ đi ra từ phòng cấp cứu và nói với chúng tôi rằng: “Chia buồn cùng gia đình, các y bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi”

(“Không qua khỏi’’ ở đây là để ám chỉ “cái c.h.ế.t”, bác sĩ nói như vậy để làm giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân)

  • Cô thấy em dạo này không được tập trung lắm trong học tập lắm đâu đấy. Cần chấn chỉnh lại ngay em nhé!

(“Không được tập trung’’ ở đây là tương đương với “lười biếng”, “chểnh mảng”. Đây là cách nói rất nhẹ nhàng, tế nhị, để lời khuyên, lời góp ý xuất hiện ở phía sau trở nên dễ tiếp thu và đỡ cảm giác xấu hơn với người nghe)

Ví dụ về phép nói giảm nói tránh trong thơ văn
Ví dụ về phép nói giảm nói tránh trong thơ văn
  • Anh ấy sẽ không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường Tây Nguyên.

(“Mãi mãi nằm lại’’ ở đây là ám chỉ cái c.h.ế.t của người chiến sĩ. Cách nói như vậy là để làm giảm đi cảm giác đau buồn, mất mát, đồng thời cũng diễn đạt nhẹ nhàng về sự hi sinh của người chiến sĩ đối với Tổ quốc)

  • Đứa bé sơ sinh áp mặt vào bầu sữa nóng ấm của người mẹ và cảm nhận những hơi ấm đầu tiên của tình mẫu tử trong đời.

(Từ “bầu sữa’’ ở đây là cách diễn đạt đặc biệt để tránh sự thô tục, thiếu lịch sự)

  • Đây là trường học đặc biệt dành riêng cho các em khiếm thính.

(Từ “khiếm thính” ở đây là từ ngữ nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng để nói về bệnh “điếc”)

  • Mẹ nó đi bước nữa nên nó ở với bà nội từ bé.

(“Đi bước nữa’’ ở đây là cách diễn đạt nhẹ nhàng, lịch sự nói giảm nói tránh của hành động “lấy chồng mới”, “tái hôn’’)

  • Bố mẹ không còn ở chung với nhau đã lâu nên tôi phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc từ bé.

(“Không còn ở với nhau’’ chính là cách nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng của từ “ly dị”)

  • Tớ đi vệ sinh một chút, cậu đứng ở cổng trường đợi tớ xíu nhé!

(“Đi vệ sinh” ở đây là cách nói giảm nói tránh lịch sự, tránh thô tục của việc đi giải quyết nhu cầu cá nhân)

Bài tập về biện pháp nói giảm nói tránh và lời giải

Bài tập 1: Trong mỗi cặp câu dưới đây thì nhưng câu nào sử dụng cách nói giảm nói tránh?

a1: Anh cần phải hòa nhã với bạn bè.

a2: Anh nên hòa nhã với bạn bè hơn.

b1: Xin đừng hút thuốc trong phòng kín.

b2: Cấm hút thuốc trong phòng kín.

c1: Nói như anh là thiếu thiện ý.

c2: Nó nói như vậy là ác ý đó.

d1: Hôm qua em lỡ hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi ạ.

d2: Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi ạ.

Đáp án: Những câu được in đậm là câu đã sử dụng cách nói giảm nói tránh.

Bài tập 2: Hãy vận dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để đặt ít nhất là 4 câu.

Đáp án:

(1) Bố mẹ em chia tay nhau từ ngày em còn rất bé, em về ở với bà ngoại.

(2) Cậu hãy cố gắng để luyện chữ cho đẹp hơn nhé.

(3) Các chiến sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

(4) Ông của bạn Trâm Anh đã qua đời lúc sáng này rồi.

(5) Bài văn này em làm còn chưa được sát ý lắm.

So sánh nói giảm nói tránh với biện pháp nói quá

Về cơ bản thì đây là hai biện pháp đối lập với nhau. Nếu như biện pháp nói giảm nói tránh nhằm là để giảm nhẹ tính chất của từ ngữ thì nói quá lại mang tính chất phóng đại và làm tăng quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả lên một mức cao hơn để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm với người nghe hoặc người đọc.

Nói quá và nói giảm nói tránh khác nhau như thế nào?
Nói quá và nói giảm nói tránh khác nhau như thế nào?

Thêm vào đó, cũng không nên hiểu lầm rằng nói quá giống với nói dối, nói không thật. Nói dối là nói sai về một sự vật, sự việc, đem lại cảm giác hoàn toàn không thực, còn nói quá thật ra chỉ là phóng đại cái có thật mà thôi. Sau đây là một số ví dụ về nói quá để bạn có thể hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ này cũng như có được sự so sánh điểm khác biệt với biện pháp nói quá:

  • Kì thi đại học sắp tới làm mấy em học sinh cuối cấp tôi dạy lo sốt vó

(“Lo sốt vó’’ ở đây là biện pháp nói quá, nhấn mạnh vào cảm giác lo lắng tột cùng)

  • Chỉ cần chúng mình yêu nhau thì chúng mình có thể cùng nhau lên đến tận mây xanh.

(“Lên đến tận mây xanh” ở đây là biện pháp nói quá, dùng để nhấn mạnh cảm giác hạnh phúc, lâng lâng khi yêu)

Xem thêm: Biện pháp tu từ là gì? Tác dụng và ví dụ về các biện pháp tu từ thường gặp

Như vậy, thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã có thể hiểu được biện pháp nói giảm nói tránh là gì cũng như biết thêm được một số ví dụ và bài tập điển hình về nói giảm nói tránh để có thể làm được những bài tập liên quan tốt nhất. Chúc bạn sử dụng tốt biện pháp này trong văn học, nghệ thuật và cả trong cuộc sống nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *