Tìm hiểu về nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh

Tháp giải nhiệt là một thiết bị quan trọng trong hệ thống lạnh. Tuy nhiên nhiều người chưa biết chức năng và nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống này là gì? Cùng muahangdambao.com theo dõi bài viết dưới đây để nắm thêm những thông tin hữu ích.

Chức năng của tháp giải nhiệt

Hiệu suất làm việc cao

Các máy móc khi phải hoạt động liên tục sẽ sản sinh ra một nguồn nhiệt vô cùng lớn khiến cho lượng dầu trong máy nhanh cạn, tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình vận hành của thiết bị. Chính vì vậy người dùng cần trang bị tháp giải nhiệt chính hãng cho nhà xưởng của mình.

Tháp giải nhiệt sẽ giúp cho quá trình vận hành máy móc diễn ra liên tục, góp phần nâng cao năng suất lao động và mang lại nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng

Ngoài việc giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, tháp còn giúp doanh nghiệp hạn chế tình trạng hỏng hóc máy móc ở trong nhà xưởng. Nhờ vậy, chi phí bảo dưỡng và vệ sinh máy móc cũng sẽ được giảm đi đáng kể.

Sử dụng tháp tản nhiệt mang lại nhiều lợi ích
Sử dụng tháp tản nhiệt mang lại nhiều lợi ích

Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh

Qua những thông tin trên chúng ta cũng đã hiểu rõ được chức năng của tháp giải nhiệt là gì, nhưng còn chức năng của tháp trong hệ thống lạnh thì sao? Hãy cùng tìm hiểu!

Hệ thống làm lạnh nước chiller được dùng để tách lượng nhiệt nóng và nhiệt lạnh riêng biệt. Phần nhiệt lạnh có nhiệm vụ tạo ra nguồn nước lạnh để phục vụ điều hòa không khí ở các tòa nhà lớn, còn phần nhiệt nóng sẽ được đưa ra môi trường bên ngoài.

Khi hoạt động, máy làm lạnh nước sẽ sản sinh ra một lượng nhiệt rất lớn. Còn những chiếc quạt xả nhiệt thì gần như không thể đáp ứng được nhu cầu làm mát. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể khiến máy ngừng hoạt động, nặng hơn là gây ra tình trạng cháy nổ. Chính vì vậy nhiều đơn vị đã lựa chọn sử dụng tháp tản nhiệt để làm mát chiller.

Tháp giải nhiệt thực hiện quá trình hạ nhiệt cho chiller hiệu quả
Tháp giải nhiệt thực hiện quá trình hạ nhiệt cho chiller hiệu quả

Trong chu trình trao đổi nhiệt của hệ thống chiller giải nhiệt nước này, tháp giải nhiệt có nhiệm vụ đẩy nhiệt lượng chất lạnh ngưng tụ ra ngoài môi trường không khí, sau đó đưa lượng nước đã được làm lạnh trở lại hệ thống.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dùng cần lưu ý công suất của tháp phải lớn hơn công suất làm lạnh của water chiller và nguồn nước bổ sung cho tháp cũng phải ít cặn bẩn, có độ PH cân bằng.

Lý do nên chọn tháp giải nhiệt nước cho hệ thống lạnh

Hiện nay có 2 loại tháp giải nhiệt chính đó là tháp giải nhiệt gió và tháp giải nhiệt bằng nước. Theo chia sẻ của các chuyên gia, để hệ thống làm lạnh hoạt động hiệu quả thì người dùng nên dùng tháp tản nhiệt nước, bởi vì:

Thiết tản nhiệt nước mang lại hiệu suất giải nhiệt cao hơn, nó cũng thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta, đặc biệt là trong mùa hè.

Nhờ khả năng giải nhiệt theo cơ chế là truyền nhiệt và bay hơi, tháp cho khả năng vận hành ổn định hơn so với cách thức tản nhiệt bằng gió.

Hệ thống làm mát không hề gây ảnh hưởng đến cách bố trí thiết bị. Người sử dụng có thể lắp đặt thiết bị ở nhiều vị trí khác nhau, kể cả ở trên mái nhà, tùy theo trọng lượng cũng như kích thước của tháp.

Tìm hiểu kỹ về thiết bị trước khi quyết định đầu tư
Tìm hiểu kỹ về thiết bị trước khi quyết định đầu tư

Ngoài ra, khi chọn mua người dùng cũng nên tìm hiểu thêm về chức năng của các loại phụ kiện và thông số kỹ thuật của tháp giải nhiệt để có thể chọn lựa được sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.

Trên thị trường hiện nay cùng có rất nhiều thương hiệu tháp làm mát khác nhau. Người dùng có thể tham khảo các sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Kumisai, Tashin, Liang Chi,… Các sản phẩm này đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo về công suất làm việc cho thiết bị. Không chỉ vậy, các sản phẩm của các thương hiệu này đều nhận được đánh giá tốt từ phía người dùng và từ phía các chuyên gia.

Với những thông tin chia sẻ trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu thêm về nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *