Tìm hiểu: Cấu tạo và cách đấu điện máy nén khí 3 pha

Máy nén khí 3 pha(máy nén khí công nghiệp) được coi là “trợ thủ” đắc lực trong nhiều lĩnh vực cần phải sử dụng khí nén. Vậy cấu tạo máy bơm hơi 3 pha như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của muahangdambao.com nhé!

Máy nén khí 3 pha là gì?

Đây là thiết bị chỉ hoạt động ổn định, liên tục và an toàn trong nguồn điện áp 380V. Các máy bơm hơi 3 pha thường có công suất mạnh từ 5-15HP, dung tích bình chứa 150-500 lít vì vậy kích thước và trọng lượng máy thường rất lớn. Lắp đặt hệ thống mạch điện 3 pha cũng rất phức tạp và chi phí ban đầu lớn nhưng hiệu quả mà máy mang lại là rất cao và ổn định.

Máy nén khí Puma 3 pha, Fusheng… là những sản phẩm được nhiều người đánh giá cao.

Cấu tạo máy nén khí 3 pha

Cấu tạo của máy nén khí 3 pha
Các bộ phận của máy nén hơi 3 pha

Tương tự như các dòng máy khác, máy nén khí chạy điện 3 pha có chung các bộ phận như: Piston, xi lanh, mô tơ, van nạp, van xả, lọc dầu, đầu nén khí, thanh truyền, tay quay, con trượt, phớt, bình chứa, đồng hồ đo áp…

Phân loại máy bơm khí nén 3 pha

Máy nén không khí 3 pha 1 cấp

Với máy nén không khí chạy điện 3 pha 1 cấp lượng không khí nén được nạp vào bên trong máy chỉ được nén 1 lần, rồi được chuyển trực tiếp vào bình chứa khí.

Áp lực làm việc của máy nén dao động từ 6 – 8kg/cm2, công suất đạt 3 – 10HP, dưới dòng điện áp là 380V và thường có dung tích bình khí vào từ 120 – 300 lít. Chính vì vậy, máy là sự lựa chọn thích hợp cho các lĩnh vực hoạt động có quy mô nhỏ và vừa.

Máy nén hơi 3 pha 1 cấp và 2 cấp khác nhau ở phần tản nhiệt
Máy nén hơi 3 pha 1 cấp và 2 cấp khác nhau ở phần tản nhiệt

Máy nén không khí 3 pha 2 cấp

So với dòng sản phẩm 3 pha 1 cấp thì dòng máy nén 3 pha 2 cấp được thiết kế thể tích bình chứa và công suất vận hành đa dạng hơn. Ngoài ra nó được thiết kế thêm 1 bộ phận là ống tản nhiệt so với máy 1 cấp.

Ống tản nhiệt chính là bộ phận quan trọng trong suốt quá trình nén khí của máy nén khí 2 cấp. Cụ thể là lưu lượng không khí sẽ được hút vào máy rồi được nén lại lần 1, sau đó khí nén được chuyển sang xi lanh khác để nén lần 2 sau đó mới được đưa vào bình chứa.

Máy nén không khí 3 pha 2 cấp cũng sở hữu áp lực làm việc lớn hơn, dao động từ 10 – 12 bar, công suất 7.5, 10, 15HP, tương ứng với dung tích bình chứa khí là 220, 300 và 500 lít. Thiết bị được xem là công cụ cần thiết cho các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng như là xây dựng, khai khoáng…

Xem thêm: Cấu tạo, vai trò và nguyên lý hoạt động của máy nén khí ô tô

Cách đấu điện máy nén khí 3 pha

Việc đấu điện cho máy nén ba pha tuy tốn khá nhiều chi phí, nhưng hiệu quả mà nó mang thì vô cùng cao. Nó không chỉ giúp cho máy hoạt động tốt mà còn đảm bảo an toàn, hạn chế các nguy hiểm cho người sử dụng. Sau đây là một số vấn đề mà người dùng cần lưu ý khi tiến hành đấu điện cho máy:

  • Chỉnh tần số theo đúng thông số kỹ thuật

Trên thị trường hiện nay, hầu như các dòng máy nén khí đều sử dụng tần số là 50Hz hoặc 60Hz. Vì vậy, trước khi nối điện, bạn cần nắm rõ tần số của máy để chọn được tần số đúng nhất.

  • Điện áp
Sơ đồ mạch điện của máy nén khí 3 pha
Sơ đồ mạch điện của máy nén không khí ba pha 

Sau khi đã xác định được tần số, bạn cần căn chỉnh điện áp cho máy. Tùy từng dòng máy mà có mức điện áp riêng.

Các dòng máy nén khí có xuất xứ từ Nhật, Mỹ thì điện áp cấp thường là 110V/pha, tần số là 60Hz. Còn đối với các dòng máy đến từ Trung Quốc, Nga, Việt Nam thì có nguồn điện áp cấp là 220V/pha, tần số là 50Hz. Do đó, không phải máy bơm khí 3 pha nào cũng có điện áp đầu vào giống nhau, bạn cần lưu ý điều này khi thực hiện đấu điện để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người xung quanh.

  • Cầu dao và mạch tiếp xúc

Người dùng cũng cần thực hiện đúng quy tắc tiếp đất cũng như quy phạm của ngành điện để phòng tránh các trường hợp bị rò rỉ điện gây chập pha, cháy nổ, chập điện…

Điện áp cho phép của máy nén khí 3 pha thường dao động từ khoảng 5%. Do đó, nếu như mức dao động này quá mức cho phép thì máy nén hơi của bạn có thể hoạt động sai hoặc là ngừng vận hành, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cầu chì, rơ le áp suất của máy.

Ngoài ra, trong quá trình đấu điện, người dùng cũng không được phép tự ý tháo cầu chì, rơ le hoặc các thiết bị bảo vệ máy.

Trên đây là thông tin về cấu tạo, cách hướng dẫn cách đấu điện an toàn cho máy nén khí ba pha hay còn gọi máy nén khí công nghiệp. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho quý khách hàng trong việc lắp đặt cũng như sử dụng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *