Bên cạnh vùng nội thuỷ, thềm lục địa,… thì rất nhiều người không biết lãnh hải là gì? Có chiều rộng là bao nhiêu? Lãnh hải được xác định một cách chính xác như thế nào? Nếu bạn đang tìm kiếm đáp án cho những câu hỏi trên thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của muahangdambao.com nhé!
Tìm hiểu vùng lãnh hải là gì?

Căn cứ vào Luật biển năm 2012 thì lãnh hải là vùng biển nằm tiếp giáp với vùng nội thủy có chiều rộng do quốc gia ven biển đó tự quy định nhưng tối đa sẽ không được vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của vùng lãnh hải. Mặc dù lãnh hải là bộ phận thuộc lãnh thổ của quốc gia ven biển nhưng chủ quyền của quốc gia ấy đối với lãnh hải không phải là tuyệt đối giống như trên vùng nội thủy.
Vùng lãnh hải của Việt Nam bao gồm những gì?
Hiện vùng lãnh hải của Việt Nam gồm có:
+ Lãnh hải của phần đất liền;
+ Lãnh hải của các đảo và quần đảo.
Việc xác định bề rộng thực tế cũng như ranh giới phía ngoài của lãnh hải sẽ phụ thuộc phần lớn vào vạch đường cơ sở dùng để tính khoảng cách chiều rộng lãnh hải. Đường cơ sở này sẽ được xác định dựa theo ngấn nước thủy triều thấp nhất. Các đảo ở ven bờ có thể được chọn làm điểm cơ sở để vạch thành đường cơ sở lãnh hải.
Chủ quyền trên lãnh hải sẽ không phải là tuyệt đối như trên các vùng nước ở vùng nội thủy mà sẽ do sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng lãnh hải.
Chủ quyền của quốc gia ven biển sẽ được mở rộng một cách hoàn toàn và riêng biệt tới vùng dưới trên lãnh hải cũng như đến đáy và lòng đất bên dưới đáy của vùng biển này. Trong vùng trời bên trên lãnh hải cũng không tồn tại quyền qua lại không gây hại cho các phương tiện hàng không.
Vậy thì vùng tiếp giáp lãnh hải là gì?
Vùng tiếp giáp lãnh hải chính là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải có chiều rộng không được quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của vùng lãnh hải. Thực chất chiều rộng của vùng tiếp giáp lãnh hải chỉ là 12 hải lý khi tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải.
Xem thêm: Nội thuỷ là gì? Cách phân định vùng nội thủy của biển nước ta
Vùng lãnh hải rộng bao nhiêu hải lý?
Cụ thể, Điều 11 Luật biển Việt Nam đã khẳng định “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng là 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới bên ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”. Như vậy bạn đã biết lãnh hải Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý rồi phải không nào?

Vùng lãnh hải được xác định như thế nào?
Các quy định quốc tế về vùng lãnh hải
Trong vùng lãnh hải thì các quốc gia sẽ được thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ, ngoại trừ quyền “đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài dựa theo nguyên tắc tự do đi lại hàng hải.
Luật biển quốc tế cũng được coi như là một “lãnh thổ chìm”, một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ở ven biển sẽ thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phương diện phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thu thuế quan, khai thác tài nguyên thiên nhiên,…
Quyền đi qua không gây hại chính là nguyên tắc tập quán của luật quốc tế, đã được thừa nhận bằng thực tiễn của các quốc gia. Tàu thuyền sẽ được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của Việt Nam, trừ tàu quân sự sẽ cần phải có thông báo từ trước.
Về cơ bản, khi đi qua không gây hại sẽ được xem là các hành vi không làm, trật tự, an ninh quốc gia ven biển. Đối với Việt Nam thì cũng đã ký kết các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia cũng như là các văn bản quốc tế có liên quan, cụ thể như các hành vi của tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải nước ta cần đảm bảo an toàn về hàng hải, điều phối giao thông biển, bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sinh thái của biển.
Chiều rộng của lãnh hải
Dựa theo quy định tại Điều 3 Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đã quy định: “Mọi quốc gia đều có quyền để ấn định chiều rộng lãnh hải của mình nhưng chiều rộng này sẽ không được vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước đã quy định”.
Từ quy định trên, ta có thể thấy rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã thống nhất 1 quy định: “Những quốc gia ở ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải nhưng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Ranh giới bên ngoài của lãnh hải sẽ được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.”
Ngoài ra, tại Điều 11 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 cũng đã khẳng định rằng: “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng khoảng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới bên ngoài của lãnh hải sẽ là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”.
Xem thêm: Khí áp là gì? Có mấy loại? Nguyên nhân nào hình thành?
Chế độ pháp lý của vùng nước lãnh hải là gì?
Căn cứ theo Điều 12 của Luật Biển Việt Nam năm 2012 đã quy định vùng lãnh hải có chế độ pháp lý như sau:
+ Nhà nước được thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với vùng lãnh hải và vùng trời, đáy biển cũng như lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển vào năm 1982.

+ Tàu thuyền của tất cả các quốc gia sẽ được hưởng quyền đi qua nhưng không được gây hại trong khu vực lãnh hải của Việt Nam. Đối với tàu quân sự của nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua cũng không được gây hại trong lãnh hải Việt Nam và phải có thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
+ Việc đi qua không gây hại của các tàu, thuyền nước ngoài sẽ phải được thực hiện dựa trên những cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền pháp luật của Việt Nam cũng như điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện đang là thành viên.
+ Các phương tiện bay nước ngoài sẽ không được bay vào vùng trời ở trên lãnh hải của Việt Nam, trừ trường hợp đã được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện dựa theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang là thành viên.
+ Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ lịch sử xuất hiện trong lãnh hải của Việt Nam.
Hy vọng những thông tin trên đã có thể giúp bạn đọc nắm được lãnh hải là gì? Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng khoảng bao nhiêu hải lý và được xác định cụ thể ra sao? Nếu vẫn còn câu hỏi mong muốn được giải đáp, vui lòng bình luận bên dưới bài viết này của chúng tôi để có thể được hỗ trợ trả lời 1 cách kịp thời nhất nhé!