Lá dâu tằm có tác dụng gì ? Những lợi ích TO LỚN của lá dâu tằm

Dâu tằm là một trong những cây thuốc nam nổi tiếng được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc y học cổ truyền, đặc biệt là phần lá dâu tằm. Trong bài viết dưới đây chúng ta hãy cùng nghiên cứu các tác dụng của lá dâu tằm nhé.

Tìm hiểu chung về cây dâu tằm

Cây dâu tằm hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như là cây Tầm tang, Mạy môn (Thổ), Dâu cang (Mèo). Cây dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., Họ Dâu tằm – Moraceae

Cây dâu tằm
Cây dâu tằm

Các đặc điểm của cây dâu tằm:

  • Dâu tằm là cây thân gỗ có thể cao tới 5m, cành mềm
  • Lá cây có hình bầu dục, mọc so le nhau, đầu lá nhọn hay hơi tù, mép có răng cưa to.
  • Hoa cây dâu tằm đơn tính, hoa đực mọc thành bông có 4 lá đài, 4 nhị trong khi đó hoa cái cũng mọc thành bông hay thành khối hình cầu, có 4 lá đài.
  • Quả của cây được bọc trong các lá đà và rất mọng nước có màu đỏ, khi quả già chín có màu đen sẫm.

Cây dâu tằm mọc ở đâu?

Cây dâu tằm là loại cây ưa ẩm và sáng do vậy, cây thường được trồng ở các vùng đồng bằng, bãi sông hoặc cao nguyên có diện tích lớn trong đó nhiều nhất là ở các sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy hay rải rác ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, loại cây này cũng được trồng khá nhiều một số nước châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Triều Tiên

Tại sao các bộ phận của cây dâu tằm lại có tác dụng chữa bệnh?

Theo kinh nghiệm từ xa xưa cũng như các nghiên cứu hiện đại ngày nay thì các chuyên gia đã chỉ ra rằng trong các bộ phận của cây dâu tằm có chứa rất nhiều dưỡng chất. Một điều rất đặc biệt là trong cây dâu có 5 bộ phận và cả 5 bộ phận của cây đều là 5 vị thuốc quý:

  • Lá dâu được gọi là: Tang diệp
  • Quả dâu gọi là: Tang thầm
  • Vỏ (thân rễ) cây dâu gọi là: Tang bạch
  • Tổ bọ ngựa trên cây dâu: Tang tiêu phiêu
  • Cây mọc ký sinh trên cây dâu: Tang ký sinh (Tên khoa học Loranthus parasiticus)
  • Cụ thể như:
  • Trong lá cây có chứa các chất như: acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosine, acid pipecolic …); parotid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ : succinic, propionic, butyric …., tanin.
  • Trong quả dâu thì chứa các chất như: đường, protid, tanin, vitamin C, Anthocyanin (sắc tố màu đỏ của quả chín), đường (glucose, fructose), vitamin B1, C, tanin, protein và acid hữu cơ.
  • Cành của cây dâu thì có chứa Mulberrin, mulberrochromene, cyclomulberrin, morin, dihydromorin, dihydrokaempferol, maclaurin.

Các dưỡng chất này có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người.

Lá dâu tằm có tác dụng gì?

Lá dâu tằm chữa mất ngủ

Theo chia sẻ của các chuyên gian thì các axit amin tự do có trong lá dâu tằm sẽ giúp cho cơ thể bạn giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi trong công việc và áp lực cuộc sống để từ đó giúp cơ thể bạn đi vào giấc ngủ nhanh và sâu hơn. 

Bởi vậy, với những người hay mất ngủ thì có thể uống nước lá dâu khô chung với cây thông đất, cây thành ngạnh mỗi tối trước khi đi ngủ để giúp an thần, bớt lo âu, hồi hộp, ngủ sâu hơn và không bị giật mình nửa đêm,…

Lá dâu tằm hay còn được gọi là Tang diệp là vị thuốc rất thần kỳ
Lá dâu tằm hay còn được gọi là Tang diệp là vị thuốc rất thần kỳ

Tác dụng của lá dâu tằm với tóc

Từ xa xưa, ông bà ta đã biết sử dụng lá dâu tằm vào việc làm đẹp trong đó có cách gội đầu với lá dâu tằm như sau để trị rụng tóc. Phương pháp này hiện nay vẫn đang được rất nhiều chị em áp dụng hiệu quả

Để khắc phục tình trạng rụng tóc bằng lá dâu các bạn có thể áp dụng theo 3 phương pháp dưới đây:

Cách 1:

  • Rửa sạch 20-30 lá dâu tằm tươi
  • Nghiền nát lá sau đó cho thêm 500ml nước lã rồi vắt lấy nước cốt.
  • Làm ướt tóc, bôi nước cốt lá dâu tằm lên ủ tóc 15-20 phút
  • Cuối cùng thực hiện gội đầu lại bằng nước ấm
Sử dụng lá dâu tằm tươi để trị rụng tóc rất hiệu quả
Sử dụng lá dâu tằm tươi để trị rụng tóc rất hiệu quả

Cách 2:

  • Chuẩn bị 20-30 lá dâu tằm, 500g lá vừng và rượu gạo
  • Cho cả 3 nguyên liệu trên vào đun sôi kỹ
  • Sau đó dùng nước này gội đầu.
  • Nên thực hiện cách gội này khoảng 3- 4 tháng bạn sẽ nhận thấy những kết quả tuyệt vời.

Cách 3:

  • Sử dụng lá dâu tằm và lá vừng đun sôi sau đó chắt lấy nước
  • Khi gội đầu thì gội cùng với nước gạo.

Với phương pháp này không chỉ giúp kích thích mọc tóc, hạn chế tóc rụng mà còn giúp bỏ được gàu, trị ngứa đầu hiệu quả

Uống nước lá dâu tằm trị nám, trị mụn, làm trắng da

Trong lá dâu tằm còn có chứa một chất có tên là alpha hydroxy axit – đây là một loại dưỡng chất có tác dụng ngăn ngừa và loại bỏ các vùng da có nám tàn nhang, đồng thời cũng giúp trị mụn, tái tạo tế bào da mới từ đó làm trắng da tự nhiên và ngăn ngừa tình trạng da lão hóa.

Bên cạnh đó phương pháp này cũng rất đơn giản nên rất được các chị em yêu thích. Bạn chỉ cần dùng nước lá dâu tằm phơi khô lấy nước uống, sau khoảng 10 – 15 ngày thì bạn sẽ nhận thấy kết quả.

Bên cạnh việc sử dụng nước uống để làm đẹp da các chị em còn có thể nghiền nát lá sau đó đáp phần lá này lên mặt trong 30 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện kiên trì và đều đặn thì các bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi của làn da.

Cây dâu tằm chữa đau mắt, viêm kết mạc

Một trong những tác dụng tiếp theo của lá dâu tằm đó chính là chữa đau mắt hay chữa viêm kết mạc

Theo đó, nếu mặt bị đau, sưng đỏ thì bạn chỉ cần lựa những lá dâu bánh tẻ (lá không quá non hoặc quá giá) sau đó rửa sạch sau đó đem đi đun nước. Cuối cùng bạn chỉ cần lấy xông mặt bằng lá dâu tằm là sẽ giúp bớt đau sau vài ngày. Tuy nhiên, khi xông mắt bạn không nên xông bằng nước quá nóng vì nó có thể làm ảnh hưởng đến mắt.

Lá dâu tằm chữa mồ hôi trộm ở trẻ em, mồ hôi tay ở người lớn

Lá dâu tằm có tính hàn, vị ngọt đắng, quy kinh phế nên chúng có tác dụng rất tốt trong việc chữa mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ hay tình trạng ra mồ hôi tay ở trẻ nhỏ và người lớn

Chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ em

+ Tắm lá dâu tằm cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ sử dụng 300g lá dâu tươi, chọn lá già đun với 2 lít nước thêm một chút muối trắng.
  • Khi nước sôi thì để nước nguội bớt và dùng nước đó tắm cho trẻ hàng ngày
  • Việc sử dụng nước lá dâu để tắm không chỉ giúp chữa mồ hôi trộm đồng thời tránh rôm sảy, mẩn ngứa và nhiều bệnh ngoài da cho trẻ em.
Dùng nước lá dâu tằm để tắm cho trẻ giúp khắc phục tình trạng rôm sảy
Dùng nước lá dâu tằm để tắm cho trẻ giúp khắc phục tình trạng rôm sảy

+ Cháo thịt bằm lá dâu

Bên cạnh việc dùng lá dâu tằm gội đầu, tắm cho bé thì các mẹ có thể dùng lá dâu tằm nấu cháo cho bé cũng có hiệu quả rất tốt để hạn chế tình trạng ra mồ hôi trộm

Cách làm: 

  • Sử dụng khoảng 50g lá dâu non rửa sạch, thái sợi
  • Thịt lợn nạc xay hoặc băm nhuyễn và thịt lợn vào đảo chín
  • Ninh cháo với thịt như bình thường. Trước khi ăn thì cho lá dâu vào, nêm nếm một chút gia vị cho vừa ăn chờ lá dâu chín là có thể tắt bếp và cho bé ăn.

– Chữa chứng ra mồ hôi tay ở người lớn bằng cách uống nước lá dâu

  • Rửa sạch lá dâu tằm cùng với rau má
  • Đun hai loại lá này chung với 200ml nước đun còn 50ml. Sử dụng nước lá để uống thay nước trắng trong ngày.
  • Dùng liên tục trong 5 – 7 ngày là bạn sẽ nhận thấy hiệu quả.

Cả 3 cách chữa ra mồ hôi trên đều nổi tiếng trong dân gian. Tuy nhiên để có được hiệu quả thì bạn cần thực hiện kiên trì và đều đặn hàng ngày nhé.

Không chỉ có tác dụng để chữa bệnh, lá dâu tằm còn được dùng làm rau ăn kèm các món gỏi, nướng, nấu canh hay làm thức ăn nuôi tằm,… Bên cạnh đó, cũng một số chị em bỉm sữa lại truyền tai nhau là còn có thể bị mất sữa nếu chạm vào cành hoặc cây dâu tằm. Do đó, các mẹ có thể áp dụng bài thuốc tiêu sữa sau khi cai sữa thì có thể uống nước lá dâu tằm.

Nước lá dâu tằm có tác dụng tiêu sữa
Nước lá dâu tằm có tác dụng tiêu sữa

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ về các tác dụng thần kỳ của lá dâu tằm. Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn có thêm kiến thức cũng như hiểu biết về công dụng chữa bệnh của loại lá này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *