Kỹ năng lắng nghe là gì? Cần phải có trong mọi cuộc giao tiếp

Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng vô cùng quan trọng để thành công trong mọi cuộc giao tiếp. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày, lại rất ít người có khả năng lắng nghe, vô tình khiến cho cuộc giao tiếp trở nên kém hiệu quả. Cùng tìm hiểu thêm kỹ năng lắng nghe là gì trong bài viết này với muahangdambao.com bạn nhé!

Khái niệm kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe tích cực là điều mà ai cũng cần có
Kỹ năng lắng nghe tích cực là điều mà ai cũng cần có

Lắng nghe là một quá trình chủ động, tức là cố gắng tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung người nói muốn truyền đạt. Phân tích những điều họ nói rồi đưa ra câu trả lời phù hợp. Mặc dù nghe là một phản xạ tự nhiên của con người, nhưng lắng nghe lại là một kỹ năng cần phải rèn luyện trong suốt 1 thời gian dài mới có khả năng thành thục được. 

Ví dụ về kỹ năng lắng nghe

Con của bạn cảm thấy buồn và mệt mỏi do áp lực học tập trên trường và chia sẻ với bạn. Lúc này bạn cần lắng nghe con trải lòng để hiểu được tâm trạng của con. Từ đó, đưa ra lời khuyên để giúp con vượt qua “khủng hoảng” và cố gắng hơn. Tuyệt đối không được la mắng con nặng lời vì điều này sẽ chỉ khiến con càng ngày trầm cảm mà thôi.

Kỹ năng lắng nghe có vai trò ra sao?

– Lắng nghe sẽ giúp nâng cao được kỹ năng giao tiếp của bạn đối với mọi người xung quanh.

– Ngoài ra, lắng nghe cũng sản sinh ra sự liên kết về mặt xúc cảm giữa bạn và đối phương. Từ đó cũng tạo được thiện cảm với đối phương. Lắng nghe giúp bạn chia sẻ và cảm thông với người khác và thêm hiểu đối phương hơn.

– Lắng nghe cũng là cách để hạn chế những xung đột có thể diễn ra trong quá trình giao tiếp. 

– Tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp, bước đệm để bạn có thể đạt được thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

Có cơ hội gắn kết với nhiều người khác
Có cơ hội gắn kết với nhiều người khác

Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp có tầm quan trọng như thế nào?

Giao tiếp trong công việc

Dù là bất cứ ngành nghề nào thì kỹ năng lắng nghe cũng đều rất quan trọng. Lắng nghe không chỉ giúp chúng ta học hỏi thêm kinh nghiệm; thấu hiểu được tích cách, thói quen và tâm tư tình cảm của đồng nghiệp, khách hàng, đối tác mà còn giúp chúng ta đưa ra được những ý tưởng sáng tạo để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đặc biệt, đối với những nhà lãnh đạo thì kỹ năng lắng nghe thấu hiểu sẽ giúp họ nắm bắt được tâm lý nhân viên của mình, tạo được sự gắn kết và tăng hiệu quả trong công việc.

Giao tiếp trong cuộc sống

Kỹ năng lắng nghe còn giúp chúng ta xây dựng và phát triển các mối quan hệ bên ngoài. Vì trong giao tiếp, ai cũng muốn được người khác lắng nghe lời mình nói, muốn có nơi để trút bỏ những nỗi phiền muộn. Do đó, nếu bạn biết cách lắng nghe, khích lệ cũng như ủng hộ đúng cách, thì cuộc giao tiếp sẽ thành công hơn. Và từ đó, mối quan hệ của bạn với người đó cũng sẽ trở nên gắn bó và đáng tin tưởng hơn.

Những nguyên tắc “vàng” để có kỹ năng lắng nghe hiệu quả

Luôn luôn tập trung vào cuộc giao tiếp

Tập trung vào cuộc giao tiếp chính là bạn đang lắng nghe. Việc lắng nghe trong cuộc giao tiếp cũng chứng tỏ bạn là người biết tôn trọng đối phương. Bởi, giao tiếp là sự tương tác hai chiều, nếu bạn không tập trung để lắng nghe thì bạn sẽ không thể tiếp thu được những gì đối phương muốn truyền đạt.

Luôn chú ý những gì người khác đang nói
Luôn chú ý những gì người khác đang nói

Ngoài ra, nếu trong suốt cuộc trò chuyện mà bạn cứ để ý mọi thứ xung quanh mà thiếu tập trung vào buổi nói chuyện thì sẽ gây mất thiện cảm với người đối diện, khiến họ cảm thấy khó chịu và cảm thấy mình không được coi trọng. Trong cuộc nói chuyện bạn cũng nên chế sử dụng điện thoại và tìm một không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn để cuộc trò chuyện trở nên riêng tư hơn.

Không được ngắt lời người khác khi họ đang nói

Một người biết cách lắng nghe tuyệt đối sẽ không bao giờ có thói quen ngắt lời của người  khác. Trong một cuộc trò chuyện, dù là hai hay nhiều người thì việc ngắt lời người khác cũng là việc vô cùng bất  lịch sự và vô duyên.

Khi đang nói trao đổi, đối phương bị bạn bất ngờ ngắt lời sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và không còn muốn tiếp tục chia sẻ nữa. Hãy đặt bản thân của mình vào vị trí của người khác khi bị ngắt lời thì bạn sẽ hiểu cảm giác bức bối của họ. Do đó với kỹ năng lắng nghe tích cực thì bạn cần hạn chế làm điều này nhé.

Thấu hiểu hơn khi lắng nghe

Trong quá trình lắng nghe bạn cũng cần phải sử dụng tư duy của mình để tìm ra những ẩn ý mà đối phương đang truyền đạt bởi không phải ai cũng có thể nói ra 1 cách trực tiếp những điều ở trong lòng họ với bạn.

Trong hoàn cảnh này hãy thể hiện mình là một người biết thấu hiểu và đồng cảm. Bất cứ ai cũng sẽ cảm thấy thiện cảm khi ngồi đối diện với một người biết thấu hiểu. Việc biết thấu hiểu cũng sẽ khiến bạn tránh được những lời nói làm phật lòng hoặc gây tổn thương cho đối phương.

Lắng nghe để hiểu được suy nghĩ của người khác
Lắng nghe để hiểu được suy nghĩ của người khác

Không đưa ra những lời phán xét và áp đặt với đối phương

Hãy bắt đầu lắng nghe 1 cách chuyên nghiệp bằng cách chuẩn bị cho mình một tư tưởng cởi mở. Vậy làm sao để chúng ta có thể làm được điều này? Rất đơn giản, bạn hãy hạn chế cái tôi của mình lại khi giao tiếp với người khác bằng cách: không phán xét và áp đặt suy nghĩ của mình lên đối phương. Chẳng ai muốn nói chuyện với một người có tính bảo thủ, lấy tư tưởng của mình để áp đặt lên đối phương và bắt buộc họ phải chấp thuận nó.

Tốt nhất bạn hãy để đầu óc của mình thật “trẻ thơ” khi lắng nghe mọi người chia sẻ. Đôi khi chỉ một cái nhướn mày hoặc một câu phản đối của bạn thôi cũng có thể khiến cho cuộc trò chuyện phải ngừng lại giữa chừng đấy.

Biết cách đưa ra các câu hỏi

Trong 1 cuộc giao tiếp, bạn đừng chỉ im lặng để nghe người khác nói bởi điều này sẽ thể hiện bạn đang không chú tâm vào cuộc trò chuyện. Hãy là người thông minh, nhanh nhạy biết cách đặt câu hỏi và đặt câu hỏi đúng thời điểm.

Trong suốt quá trình trò chuyện thỉnh thoảng hãy thể hiện sự đồng tình hoặc ngạc nhiên của mình thông qua những câu hỏi đơn giản như: “Thật ư?”, “Thật vậy sao?”, “Thật hả?”, “Đúng như vậy sao?”,… để người đối diện biết được rằng bạn vẫn đang đặt tâm trí mình lên câu chuyện của họ.

Không chỉ lắng nghe, hãy đặt ra những câu hỏi ngược cho đối phương
Không chỉ lắng nghe, hãy đặt ra những câu hỏi ngược cho đối phương

Kết hợp hài hoà với ngôn ngữ hình thể

Ngoài việc đặt ra câu hỏi thì bạn cũng cần thể hiện rằng mình vẫn đang lắng nghe cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ hình thể. Nếu như trong 1 cuộc trò chuyện đối phương kể về một câu chuyện buồn và rơi nước mắt thì điều tốt nhất bạn cần làm lúc này là hãy có những cử chỉ thông cảm với họ như là lau nước mắt hoặc xoa nhẹ lưng, một cái ôm ấm áp cũng phần nào giúp xoa dịu nỗi buồn.

Đưa ra những ý kiến cá nhân 1 cách khéo léo

Đừng giữ im lặng suốt quá trình trò chuyện mà hãy thể hiện mình là người có kỹ năng lắng nghe bằng việc đưa ra những quan điểm của mình. Giao tiếp vốn dĩ là tương tác hai chiều, bạn không thể chỉ ngồi nghe những gì đối phương truyền đạt mà cũng cần phải đưa ra ý kiến cá nhân của mình. Hãy diễn đạt các ý kiến của bạn một cách rõ ràng và khéo léo nhất về câu chuyện của đối phương. Đây cũng chính là lời khẳng định rằng bạn luôn lắng nghe câu chuyện của họ.

Các kỹ năng cần thiết khác:

Với những thông tin trong bài viết trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu hơn về kỹ năng lắng nghe là gì cũng như tầm quan trọng của kỹ năng này trong đời sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *