Kỹ năng đàm phán, thuyết phục đỉnh cao mà bạn nên biết

Giỏi kỹ năng đàm phán là 1 lợi thế cực lớn dành cho bất cứ ai bởi đó là một trong những con đường ngắn nhất giúp bạn đạt được thành công. Trong bài viết cụ thể này của muahangdambao.com, hãy cùng tìm hiểu kỹ năng đàm phán là gì và các bí quyết đàm phán, thuyết phục đỉnh cao giúp bạn làm chủ được mọi cuộc thương lượng nhé! 

Tìm hiểu khái niệm kỹ năng đàm phán là gì?

Kỹ năng đàm phán là bao gồm những kỹ năng mềm như: thương lượng, lập kế hoạch, hợp tác và giao tiếp. Trong cuộc sống, con người luôn phải tiếp xúc với nhau nên việc xảy ra xung đột, mâu thuẫn quyền lợi khi giao tiếp là điều hoàn toàn bình thường.

Bạn có biết kỹ năng, đàm phán thuyết phục là gì?
Bạn có biết kỹ năng, đàm phán thuyết phục là gì?

Trong công việc, những ý kiến bất đồng khi kinh doanh có thể dẫn tới những tranh chấp không đáng có. Lúc này, người có kỹ năng đàm phán có thể hỗ trợ giải quyết tình huống và đưa ra những thỏa hiệp khiến cả hai bên đều cảm thấy thoải mái và hài lòng.

Tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán thương lượng là gì?

Đem lại hiệu quả tốt cho cuộc thương lượng

Kỹ năng đàm phán thuyết phục là một trong những yếu tố quyết định kết quả của cuộc thương lượng. Để có thể lấy được lòng tin và sự tín nhiệm của đối tác thì người đàm phán cần đưa ra được lý do tại sao những luận điểm của mình là hợp lý và có tính thực thi. Như vậy mới có thể thuyết phục hoàn toàn được người khác.

Giải quyết được các vấn đề đã đưa ra

Trong những cuộc đàm phán có tính chất phi lợi nhuận như là đàm phán hòa bình, đối thoại trong chiến tranh hay đơn giản chỉ là thuyết phục một người nào đó ở cạnh bạn cũng cần tới kỹ năng này. Từ có có thể đưa ra được những thỏa thuận với sự đồng ý của cả hai bên, tạo nên bầu không khí vui vẻ, hòa hoãn nhưng vẫn giải quyết ổn thỏa gốc rễ vấn đề.

Tìm ra hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại
Tìm ra hướng giải quyết các vấn đề còn tồn tại

Tạo ra lợi ích về mặt kinh tế cho cá nhân, tổ chức

Đối với các cuộc thương lượng liên quan đến kinh tế, nếu như bạn có kỹ năng đàm phán trong kinh doanh, tạo dựng được sự hợp tác với khách hàng cũng như là đối tác thì sẽ đem lại lợi ích về mặt kinh tế. Phụ thuộc vào kỹ năng của bạn tốt đến đâu để có thể dành được những thương vụ có lợi nhuận cao cho công ty, doanh nghiệp.

Dự báo về tương lai sau này của bạn

Chẳng có bất cứ một vị lãnh đạo nào mà không cần sử dụng đến kỹ năng đàm phán, thương lượng cả. Hầu hết các quản lý, chuyên gia nhân sự cấp cao trong mọi lĩnh đều công nhận rằng kỹ năng đàm phán thuyết phục để tìm ra giải pháp hữu ích chính là một yếu tố dự báo về tương lai của bạn.

Những kỹ năng đàm phán, thuyết phục đỉnh cao mà bạn không nên bỏ qua

Không nên đàm phán quá nhiều

Đây là 1 trong những bí quyết để cuộc thương lượng của bạn thành công. Nếu là người mua, hãy cân nhắc về ngân sách, đánh giá chất lượng của sản phẩm và quyết định chi trả bao nhiêu tiền cho đơn vị cung cấp.

Chỉ nên đàm phán trong 1 khoảng thời gian nhất định
Chỉ nên đàm phán trong 1 khoảng thời gian nhất định

Hãy cố gắng rút ngắn thời gian thương lượng xuống mức thấp nhất, mức độ hiệu quả còn phụ thuộc vào sự quyết đoán và kỹ năng của bạn. Còn nếu là người bán, cần hiểu rõ về giá trị của sản phẩm để thuyết phục đối tác. Không nên nói quá nhiều tránh làm mất thời gian của cả 2 bên.

Không được hạ thấp giá trị của sản phẩm

Nếu bạn là người bán thì tuyệt đối không được hạ thấp giá trị dịch vụ, sản phẩm mà mình đang kinh doanh. Thay vào đó, hãy đưa ra 1 mức giá mà mình mong muốn. Tương tự, khi mua hàng thì bạn cũng cần nói ra mà mình có thể chi trả bao nhiêu, không nên nghĩ tới việc thay đổi và đừng vội trả giá ngay mà hãy mua với giá tiền hợp lý nhất.

Không nên đưa ra lời đề nghị trước với đối phương 

Nghe có vẻ khó hiểu nhưng đây lại là kỹ năng thương lượng rất hữu ích bởi nếu đối phương đưa ra lời đề nghị trước thì họ sẽ không tự hạ thấp giá trị món hàng của mình. Do đó, bạn tuyệt đối không được vội vàng đồng ý với lời đề nghị của đối tác. Thay vào đó, bạn hãy chờ đợi đối tác đưa ra đề nghị rồi bàn bạc lại kỹ lưỡng để được giá tốt hơn so với lúc đầu.

Không được đặt ra lời đề nghị trước đối tác

Không nên đồng ý ngay với những lời đề nghị ban đầu
Không nên đồng ý ngay với những lời đề nghị ban đầu

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục tiếp theo bạn cần ghi nhớ là không nên đồng ý với lời đề nghị đầu tiên của đối tác. Bởi vì nếu làm việc với người dựa nhiều vào cảm tính thì có thể họ sẽ nói thẳng ra điều họ muốn, nhưng điều này chỉ có lợi với họ. Trong khi đó, với nhà đàm phán chuyên nghiệp thì bạn sẽ rất dễ bị lung lay. Thông thường, ở lời đề nghị thứ 2 bạn sẽ có được những sự lựa chọn tốt hơn. Có thể giá tiền không giảm đi nhưng chắc chắn sẽ đem tới nhiều lợi ích hơn cho bản thân và công ty.

Hãy biết lắng nghe lời nói của đối tác

Khi giao tiếp, hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi. Nếu sử dụng miệng vượt quá 20% nghĩa là bạn đang nói quá nhiều. Điều này sẽ khiến bạn vi phạm những nguyên tắc của kỹ năng thương lượng. Thay vào đó, hãy cố gắng lắng nghe nhiều hơn để có thể giảm thiểu tối đa sai lầm và học cách tiếp thu ý kiến của người xung quanh.

Không ai cho không ai cái gì 

Đàm phán trong kinh doanh cũng giống cuộc sống, mọi việc bạn làm đều cần tuân thủ theo quy luật “có qua có lại”. Nếu người khác muốn xin bạn một thứ gì đó thì người đó chắc chắn phải trả lại bằng một thứ khác theo cách nào đó.

Chẳng hạn trong lần mua đầu tiên, người bán hàng sẽ bán với mức giá ưu đãi 10% cho tổng đơn hàng. Thì lần sau khách hàng sẽ lại có suy nghĩ được giảm giá tương tự như vậy.

Hãy ghi nhớ nguyên tắc “có qua có lại” khi đàm phán
Hãy ghi nhớ nguyên tắc “có qua có lại” khi đàm phán

Không được tỏ ra vội vàng

Mỗi cuộc thương lượng đều sẽ có tốc độ và thời gian nhất định. Nếu cuộc đàm phán nào kết thúc quá nhanh thì thường sẽ không có được kết quả như ý. Khi thấy đối phương thay đổi tốc độ buổi họp 1 cách bất thường thì có thể là do đối phương thấy được quyền lợi nào đó hoặc tìm ra điểm sơ hở trong hợp đồng và muốn kết thúc buổi đàm phán này thật nhanh chóng. 

Khi nhận thấy sự thay đổi bất thường ấy trong buổi đàm phán thì rất có thể họ đã nhìn ra và đang lợi dụng sự bất cẩn của bạn. Do đó, bạn cần thật bình tĩnh và suy nghĩ cho thật thấu đáo để giải quyết trong trường hợp này nhé!

Cách để rèn luyện kỹ năng đàm phán và thuyết phục hiệu quả

– Biết rõ về giá trị của bản thân: Bạn cần biết rõ giá trị của bản thân mình trong môi trường làm việc cũng như vị trí của mình trong một cuộc thương lượng. Khi bạn đã tự tin vào kỹ năng, kinh nghiệm của mình thì chắc chắn sẽ tạo ra sức mạnh để đạt được quyền lợi tốt nhất.

– Học cách kiểm soát ngôn ngữ cơ thể: Khi bạn đã có khả năng diễn đạt tốt và tự tin thì nếu như có thể kiểm soát được ngôn ngữ cơ thể sẽ càng gây được thiện cảm và lòng tin với người đối diện. 

Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định đến sự thành công của cuộc thương lượng
Ngôn ngữ cơ thể cũng quyết định đến sự thành công của cuộc thương lượng

Trong giao tiếp, khi bạn tạo được sự kết nối với đối phương bằng mắt hay các cử chỉ, hành động nhỏ cũng gây thu hút với họ. Bạn cũng có thể dành sự chú ý cho đối tác của mình và phán đoán xem họ đang cảm thấy thoải mái hay có thái độ căng thẳng từ đó khéo léo dẫn dắt câu chuyện để đi đến kết quả viên mãn nhất.

– Có sự chuẩn bị và luyện tập thường xuyên: Chuẩn bị kỹ lưỡng trước mỗi cuộc thương lượng là cách rèn luyện tốt nhất. Bạn cần dành nhiều thời gian và công sức để nghiên cứu thêm về chủ đề bàn bạc, tìm ra những điểm mạnh điểm yếu để có thể có những lập luận, phản ứng tốt nhất khi đàm phán. 

Đồng thời hạn chế đến mức tối đa những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Càng tham gia vào nhiều cuộc đàm phán, thương lượng bạn sẽ càng được rèn luyện thực tế để phát triển kỹ năng này trở nên nhạy bén hơn.

– Học cách ghi nhớ, lắng nghe: Bạn cần tập trung lắng nghe những ý kiến trong cuộc đàm phán để bám sát ý của đối phương cũng như tạo 1 bầu không khí thoải mái, bớt căng thẳng. Bởi vì nếu đôi bên không có người chịu lắng sẽ sẽ đẩy cuộc đàm phán vào tình thế căng thẳng và đi vào ngõ cụt. Bạn cần hiểu rằng để một cuộc đàm phán thành công thì đôi bên phải cảm thấy hài lòng.

Tạo không khí thoải mái bằng cách chú ý nghe người khác nói
Tạo không khí thoải mái bằng cách chú ý nghe người khác nói

– Không sợ mắc lỗi sai: Ai cũng sẽ mắc phải những sai lầm nên bạn không nên quá căng thẳng khi bị mắc lỗi. Hãy cho bản thân mình cơ hội làm lại và nếu mắc lỗi thì cần rút ra kinh nghiêm để hoàn thành tốt hơn vào những lần sau. Đừng vì sợ sai mà giới hạn khả năng bản thân của mình, cứ quyết tâm dám làm dám chịu nhé!

Các kỹ năng cần thiết khác:

Hy vọng với những chia sẻ chân thành trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được kỹ năng đàm phán là gì cũng như nắm chắc bí kíp đàm phán, thuyết phục đỉnh cao để phục vụ cho công việc của mình. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *