Ion là gì? Có vai trò như thế nào trong đời sống?

Kiến thức ion là gì, ion kiềm là gì đã được đề cập một cách cơ bản trong chương trình Hóa 10. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi cần áp dụng đến các kiến thức này thì không phải ai cũng nhớ đến và nắm được một cách đầy đủ. Đừng lo lắng, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các thông tin chi tiết và chính xác nhất về ion, giúp bạn có thể tham khảo thêm.

Ion là gì?

Ion có nghĩa là gì?
Ion có nghĩa là gì?

Ion được hiểu là một nguyên tử hay nhóm nguyên tử (ion đa nguyên tử) ở trạng thái mất hay thu nhận thêm một hay nhiều điện tử.

Có hai loại ion chính đó là ion âm và ion dương. Vậy thực chất ion dương hay ion âm là gì?

  • Ion âm là ion mang điện tích âm, khi đó, ion này sẽ thu được một hoặc nhiều electron được gọi là điện tích âm hay anion.
  • Ion dương mang nghĩa người lại, đó là một ion mang điện tích dương và nó sẽ mất 1 hay nhiều electron, cũng chính từ lý do đó mà người ta gọi ion dương là điện tích dương hoặc cation.

Thông thường, khi các nguyên tử ở trạng thái đơn lẻ, độc lập hay một nhóm nguyên tử bị ion hóa sẽ thường được biểu diễn dưới dạng các số nhỏ được viết lên phía trên, nằm ở bên phải ký hiệu của nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử.

Nếu lớn hơn 1, sẽ là kí hiệu dấu (+) và ít hơn 1 là (-), tùy vào trường hợp ion mất đi hay thu được các electron. Trong trường hợp đặc biệt, ion đó mất đi hay thu về đúng 1 electron thì bạn sẽ không cần ghi giá trị số.

Có thể ví dụ như: H+ hay Cl−…

Nguồn gốc của ion

Năm 1830, các ion lần đầu tiên được lý thuyết hóa bởi nhà hóa học và vật lý người Anh Michael Faraday. Khi đó, ông tiến hành các nghiên cứu nhằm giải thích và miêu tả một cách rõ nét các thành phần của phân tử chuyển động về phía anion hay cation.

Song, kết quả nghiên cứu đầu tiên chưa cho thấy được sự khả quan, và phải đến năm 1884, khi Svante August Arrhenius chứng minh, miêu tả lại thì vấn đề này mới được sáng rõ. Đến năm 1903, luận án tiến sĩ của Svante August Arrhenius về sự chuyển động của các ion đã đoạt được giải Nobel về hóa học, đồng thời, đánh dấu bước phát triển, ứng dụng của luận án vào thực tiễn.

Cơ chế hoạt động của ion

PT ion rút gọn NaHCO3 + NaOH
PT ion rút gọn NaHCO3 + NaOH

Cơ chế hoạt động của các ion: bạc, tan phu, khoáng, canxi, sunfat… hay các kim loại nói chung đều khá tương đồng. Đó là, ion mang điện tích âm và dương sẽ hút nhau.

Ion âm bám vào các ion mang điện tích dương. Quá trình này sẽ diễn ra một cách liên tục và tuần hoàn cho đến khi khối tạp chất đã đủ năng và văng ra khỏi bầu không khí.

Các chất gây ô nhiễm như: khói bụi, bụi mịn hay các loại vi khuẩn… đều mang điện tích dương, chúng luôn ở trạng thái lơ lửng trong môi trường.Từ đặc điểm này, khi muốn loại bỏ được các chất gây ô nhiễm thì người ta thường sử dụng các ion âm để hút và lọc. Khi mật độ ion âm càng cao cũng đồng nghĩa với việc môi trường sẽ ít bị ô nhiễm.

Vai trò của ion trong đời sống

Ion có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, được ứng dụng trong rất nhiều ngành nghề và các lĩnh vực khác nhau:

Ứng dụng trong máy lọc không khí

Ion ứng dụng trong máy điều hòa không khí
Ion ứng dụng trong máy điều hòa không khí

Ion hóa không khí được tích hợp trên các thiết bị điều hòa giúp lọc nhanh, sạch không khí, đảm bảo cho con người được sinh sống và hoạt động trong môi trường thông thoáng, sạch sẽ nhất.

Ngày càng có nhiều đơn vị sáng tạo ra những dòng sản phẩm ion âm ở thiết bị máy lọc không khí giúp tăng độ khử độc, cân bằng điện và tăng khả năng miễn dịch của con người.

Tác dụng lọc máu

Quá trình kiềm hóa trong máu thường sản sinh ra các chất endorphin (morphin nội sinh). Các chất này có tác dụng làm tăng tỉ lệ ion âm hóa các chất như: natri, kali,…Từ đó sẽ giúp cho quá trình lưu thông, lọc máu trở nên hiệu quả hơn, đặc biệt, quá trình phục hồi thể lực sẽ diễn ra nhanh chóng, các vết thương nhanh được lành.

Ion có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, có đến 75% lượng không khí hít thở hàng ngày được tiêu thụ ở não bộ.

Lúc này, ion âm xâm nhập vào cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi oxy, tăng cường chức năng của hệ thần kinh. Việc tập trung của con người vào công việc, học tập cũng trở nên tốt hơn. Đồng thời, đây cũng là cách giúp cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể để thực hiện tốt các công việc trong ngày.

Ngoài ra, ion còn có tác dụng cơ thể phục hồi các tính năng bị suy yếu, mệt mỏi ở hệ thần kinh, tế nào, đem lại nguồn sức sống dồi dào và tràn đầy cho cơ thể của con người.

Tăng cường chức năng hệ hô hấp

Nhất là đối với phổi, ion âm sẽ giúp cải thiện chức năng của cơ quan này. Khi con người hít thở trong môi trường có lượng ion âm cao, với khoảng thời gian là 30 phút, sẽ tăng khả năng hô hấp lên 20%, lượng khí thải CO2 cũng tăng lên 14,5%.

Đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào

Ion hóa khoáng chất tạo ra nguồn năng lượng quan trọng và cần thiết cho mọi hoạt động của tế bào. Việc này sẽ giúp đẩy nhanh hoạt động tái tạo tế bào, thải độc tố, đảm bảo việc tế bào mới kế sinh được chất lượng hơn.

Ion thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào
Ion thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào

Ngăn ngừa, điều trị bệnh ung thư

Tế bào ung thư hoạt động trong cơ thể sẽ gây sản sinh lượng axit lactic cao, làm oxy hóa dung dịch máu và khiến cho quá trình lưu thông máu trở nên trì trệ hơn.

Ion âm xuất hiện sẽ tạo sự tác động đến quá trình này, từ đó giúp trung hòa tính axit trong máu, cung cấp oxy và giúp cơ thể cải thiện được tình trạng một cách tự nhiên.

Tác dụng của ion âm đối với thực vật

Thực vật được cấu tạo từ rất nhiều tế bào khác nhau. Và trong mỗi tế bào đều chứa các ion khoáng như: canxi, natri hay kali… Quá trình ion hóa sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và từ đó giúp các loại thực vật tăng trưởng và phát triển.

Hy vọng các thông tin trong bài viết trên sẽ đem đến cái nhìn tổng quát cho bạn đọc về ion là gì, nguồn gốc, cơ chế và vai trò của ion trong cuộc sống và đối với chính sức khỏe của con người.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *