Dĩ hòa vi quý nghĩa là gì? Ngày nay có nên sống dĩ hòa vi quý hay không?

Câu thành ngữ dĩ hoà vi quý đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy dĩ hòa vi quý là gì? Làm thế nào để tập cho mình có lối sống như thế này? Đừng bỏ qua bài viết giải thích chi tiết ngay sau đây của muahangdambao.com các bạn nhé!

Dĩ hoà vi quý là gì

Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày hay cả trong những lời bảo ban của cha mẹ dành cho con cái. Khi chúng phải sống tự lập, va chạm với cuộc đời, tiếp xúc với những con người xa lạ và đương đầu với nhiều cám dỗ thì có một câu nói mà dường như các bậc phụ huynh sẽ không quên khuyên bảo con mình chính là phải sống “dĩ hòa vi quý”.

Dĩ hòa vi quý nghĩa là gì?
Dĩ hòa vi quý nghĩa là gì?

“Dĩ hòa vi quý” là một trong những nguyên tắc đạo đức thực tiễn được các nhà Nho đề xướng từ thuở xa xưa. Dĩ hòa vi quý tiếng Trung được viết là 以和为贵 phiên âm pinyin /yǐ hé wéi guì/. Khái niệm “和为贵” thực chất đã được nêu ra trong thiên 1 – Học nhi của cuốn Luận ngữ – đây là cuốn sách sưu tập và ghi chép lại những lời dạy hay của Khổng Tử (người sáng lập gia nhà Nho) và những lời nói của các nhà triết học đương thời.

“以和为贵” hay dĩ hòa vi quý có nghĩa là phàm chuyện gì xảy ra ở trên đời cũng sẽ lấy chữ “hòa” làm mục đích cao nhất, lấy chữ “hòa” để làm nguyên tắc để đối nhân xử thế, lấy “hòa” làm thái độ sống, chuẩn mực sống cho bản thân. Để hiểu kỹ hơn, chúng ta hãy cùng nhau phân tích rõ từng chữ nhé:

  • – Đầu tiên là chữ 以 tức là dĩ, ở đây nó có nghĩa là lấy, chọn cái gì đó để làm một điều gì đó.
  • – Chữ 和 hay hòa mang ý nghĩa là chỉ sự hòa hợp, hài hòa, hòa nhã.
  • – Chữ 为 tức chữ vi ở đây có nghĩa là làm điều gì đó.
  • – Chữ 贵 tức chữ quý ở đây để thể hiển điều gì đó là 1 thứ vô cùng quý giá, cần được coi trọng và xem trọng.

Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu 1 cách đơn giản rằng “dĩ hòa vi quý” có ý là con người cần xem thứ quý giá nhất trong những hoạt động giao tiếp của mình chính là sự hòa nhã, thuận hòa, hài hòa. Sử dụng lối sống này trong cách đối nhân xử thế hàng ngày giữa con người với con người để tạo nên những mối quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn trong tương lai, tránh sinh ra những hậu quả đáng tiếc chỉ vì lời qua tiếng lại.

Dĩ hòa vi quý tiếng Anh có nghĩa là gì?

Cũng giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh cũng có rất nhiều câu thành ngữ và trong số đó có một câu có ý nghĩa gần tương tự với “dĩ hòa vi quý” mà bạn có thể sử dụng.

Đó là cụm “Judge not, that ye be not judged”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “các ngươi đừng đoán xét ai cả, để mình khỏi bị đoán xét”. Có thể hiểu là, sống trên đời, đừng đưa ra những nhận định chủ quan về một ai đó mà bạn không biết chắc về họ. Hãy giữ thái độ hòa nhã với tất cả mọi người vì nếu như khi bạn mắc sai lầm rất có thể hành động phán xét của bạn hôm nay sẽ là cái cớ sau này để họ phán xét lại bạn. Điều này không vui chút nào đúng không?

Ý nghĩa của dĩ hòa vi quý là gì?

Bạn cần phải nhớ rằng, theo quy luật cân bằng vốn có của cuộc sống thì cái gì tồn tại được cũng sẽ đều có hai mặt song song cùng hiện diện. Chính vì thế, dĩ hòa vi quý cũng không hề nằm ngoại lệ.

Giải thích thành ngữ dĩ hòa vi quý
Giải thích thành ngữ dĩ hòa vi quý

Có thể hiểu sâu và rộng hơn, dĩ hòa vi quý chính là thái độ sống chan hòa, nhẹ nhàng và tránh gây ra các xích mích căng thẳng với mọi người ở xung quanh. Nhưng tuy nhiên, nếu chỉ vì sống dĩ hòa vi quý mà lại làm lơ mọi người, thái độ trở nên thờ ơ, dung túng đồng thời bao che cho cái xấu tồn tại thì cũng không nên.

Chính vì thế chúng ta có thể khẳng định thêm một lần nữa rằng, dĩ hòa vi quý là phải sống chan hòa, nhã nhặn, yêu thương, nhường nhịn và biết bỏ qua cho lỗi lầm cho nhau. Nhưng nó cũng không có nghĩa là bạn sẽ trở nên nhút nhát, không dám lên tiếng hay nể nang quá mức, xuề xòa và bỏ qua những sai phạm đáng bị lên án.

Dĩ hòa vi quý trong triết học được đánh giá như thế nào?

Theo triết học thì mâu thuẫn chính là nguồn gốc vận động cũng như phát triển của các sự vật hiện tượng. Vậy, nó có liên quan mật thiết gì đến câu nói dĩ hòa vi quý? Mời bạn đọc các phân tích như sau để hiểu rõ hơn sự liên kết này.

Kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập sẽ làm cho mâu thuẫn cũ mất đi và là cơ sở để cho mâu thuẫn mới được hình thành, đồng thời là sự vật hiện tượng cũ được thay thế bởi sự vật hiện tượng mới.

Chính vì lẽ đó mà sự đấu tranh giữa các mặt đối lập sẽ chính là nguồn gốc vận động và phát triển của các sự vật, hiện tượng trong đời sống xung quanh con người chúng ta.

Và những mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập với nhau chứ không thể sử dụng con đường điều hòa mâu thuẫn. Do đó, có thể rút ra được bài học thực tiễn như sau:

  • – Phải phân tích được mâu thuẫn cụ thể trong tình hình cụ thể để có thể tìm ra cách giải quyết đúng đắn nhất và làm cho sự vật hiện tượng luôn phát triển một cách ổn định.
Phải chỉ ra cái sai của người khác, không dung túng bao che
Phải chỉ ra cái sai của người khác, không dung túng bao che
  • – Trong cuộc sống, phải biết cách phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, cái nào là tư tưởng tiến bộ, cái nào là tư tưởng lạc hậu để có thể nâng cao được nhận thức xã hội và phát triển  nhân cách đúng hướng.
  • – Quan trọng hơn cả là phải “biết phê bình và tự phê bình”, tránh tư tưởng “dĩ hòa vi quý” để dung túng những điều sai trái.

Làm thế nào để có thể sống dĩ hòa vi quý?

Chắc hẳn trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta đều sẽ có rất nhiều những mối quan hệ xã hội được nảy sinh hàng ngày. Từ đó, có thêm nhiều cuộc đối thoại khác mà đôi khi khó có thể tránh khỏi được sự xung đột về quan điểm hay những ý kiến cá nhân trái chiều có thể dẫn tới những mâu thuẫn, tệ hơn là cãi vã và thậm chí là giải quyết xung đột bằng bạo lực.

Chính vì thế mà mỗi người sẽ có một cách suy nghĩ và nhìn nhận khác nhau, ai cũng xem bản thân mình mới là người đúng. Từ đó, câu chuyện chỉ được nhìn nhận từ một phía và ở phía còn lại thì để người kia tự nhìn nhận. Đây chính là lý do giải thích mà vì sao những cuộc xung đột trong cuộc sống vẫn luôn luôn tồn tại. Vào những lúc thế này, nếu muốn nó được chấm dứt trong sự êm đềm và ổn thỏa thì cả hai cá nhân sẽ cần phải có những điều như sau:

  • Giữ cho bản thân mình một cái đầu lạnh để có thể nhìn thấu mọi chuyện.
  • Biết ghi nhận, lắng nghe lời nói của người khác, không phản ứng thái quá khi chưa nghe hết câu chuyện.
  • Nhường nhịn ý kiến cũng như tôn trọng quan điểm của đối phương, không bắt ép họ phải suy nghĩ theo ý của mình.
  • Cùng nhau chia sẻ các khúc mắc còn tồn tại để có sự thấu hiểu cho nhau hơn.

Khi bạn làm được những điều trên thì mọi vướng mắc sẽ được tháo nút một cách từ từ theo một hướng mới mẻ hơn mà mối hòa khí giữa hai bên sẽ vẫn được giữ vững. Có lẽ đây cũng chính là những gì mà câu thành ngữ của người xưa để lại muốn khuyên dạy con cháu ở thế hệ sau. Dù là già hay trẻ, trai hay gái thì cũng đều cần phải nằm lòng câu thành ngữ dĩ hòa vi quý này để có một cách sống tích cực hơn, được mọi người yêu mến, nể trọng.

Xem thêm: Ý nghĩa: hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai là gì?

Ngày nay có nên sống dĩ hòa vi quý hay không?

Khi đã có thể hiểu được dĩ hòa vi quý chính là sống đẹp với một đường lối tích cực chứ không phải sống theo kiểu “gió thổi chiều nào thì theo chiều ấy” hay nhẫn nhịn bản thân theo hướng “một điều nhịn là chín điều lành” thì bạn sẽ hoàn toàn tận hưởng tư duy này.

Sống chan hòa với mọi người là điều nên làm
Sống chan hòa với mọi người là điều nên làm

Nhưng cũng không nên vì quá nể nang hay chỉ để có thể duy trì một mối quan hệ nào đó mà phải sống cam chịu, không dám nói lên suy nghĩ của bản thân hay 1 điều đúng đắn nào đó. Chắc chắn rằng, trong cuộc sống này cái gì đúng đắn cũng sẽ cần phải được nêu ý kiến nhằm góp ý và chỉ ra những cái sai sót của chính đối phương chứ không nên im lặng, dung túng để cho cái sai lệch được lấn át cái tốt.

Cũng chính vì thế mà chúng ta sẽ cần phải có được cái nhìn phân biệt một cách cực kỳ rõ ràng về những quan điểm trong từng trường hợp riêng để rút ra được những bài học mà ông cha ta đã để lại thay vì đi hiểu sai và để câu hỏi mà ai cũng phân vân rằng “Dĩ hòa vi quý là sống hòa hợp hay sống hèn mọn – gió thổi chiều nào là theo chiều ấy?” có được câu đáp trả thích hợp và ý nghĩa nhất.

Và với câu hỏi được đông đảo mọi người quan tâm ngày nay là “có nên sống dĩ hòa vi quý hay không?” thì câu trả lời vẫn là nên sống dĩ hòa vi quý thì tốt hơn. Bởi vì khi mọi người đã có thể hiểu được rõ ràng nhất ý nghĩa thực sự của câu thành ngữ này thì sẽ có cách điều chỉnh sao cho đúng nhất và không hiểu lệch lạc về nó.

Cũng còn tùy thuộc vào mỗi nền văn hóa, khoảng thời gian cũng như mỗi hoàn cảnh khác nhau nên chúng ta cần vận dụng nó thật thuần thục để có thể ứng biến câu thành ngữ này một cách linh hoạt nhất, tránh tình trạng để những giá trị cốt lõi, bài học hay đẹp của nó bị biến chất và hiểu sai.

Sống dĩ hòa vi quý với tất cả mọi người phải làm sao cho đúng?

Khi bạn đã hiểu được đúng nhất về ý nghĩa thực sự của câu nói dĩ hòa vi quý do cha ông ta truyền lại thì mọi người thường sẽ lại tự đặt ra câu hỏi vậy phải làm sao để có thể sống đúng với cách mà câu “dĩ hòa vi quý” muốn hướng đến? Hãy nghĩ đơn giản rằng nó sẽ được vun đắp lên từ những điều nhỏ bé nhất trong cuộc sống này.

Trước hết là bạn cần phải học được cách lắng nghe những ý kiến và quan điểm trái chiều từ chính đối phương để có thể nhanh chóng nắm bắt chính xác nhất được câu chuyện 1 cách toàn diện chứ đừng nhìn nhận mọi thứ dưới cái nhìn mà chỉ mỗi cá nhân bạn thấy.

Tiếp đến là phải học được cách phân biệt đâu là cái đúng, đâu là cái sai để có thể bày tỏ được quan điểm lấy hòa nhã làm cái cốt lõi ở trong mọi cuộc giao tiếp được áp dụng  1 cách đúng đắn nhất.

Biết lắng nghe và thấu hiểu suy nghĩ của đối phương
Biết lắng nghe và thấu hiểu suy nghĩ của đối phương

Mặt khác của “Dĩ hòa vi quý” được hiểu thế nào?

Dĩ hòa vi quý là thái độ đúng đắn để hai bên có thể thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, đây là lối sống tích cực cần được phát huy. Tuy nhiên, không phải vì để sống 1 cách dĩ hòa vi quý mà chúng ta để cho đối phương quyền được lấn lướt, đàn áp quan điểm và suy nghĩ của chính cá nhân mình.

Hãy lắng nghe ý kiến của đối phương để có những nhìn nhận, đánh giá và bổ sung thêm chứ không phải hành động theo kiểu “gió chiều nào theo chiều ấy” hay ba phải nhận sai hết về phía mình chỉ để làm hài lòng họ.

Một mối quan hệ có thể phát triển bền vững lâu dài được hay không thì thiện ý phải luôn đến từ hai phía. Nếu đối phương có xu hướng lấn át, kiểm soát bạn thì bạn nên xem xét lại một cách nghiêm túc. Bạn cần suy nghĩ thấu đáo hơn, từ đó chỉ ra cái sai của họ để cả hai cùng suy nghĩ lại. Không nên im lặng, nhún mình bỏ qua để tặc lưỡi cho xong chuyện một cách vô trách nhiệm.

Tùy vào từng trường hợp và con người cụ thể mà chúng ta cần chọn cách nên hay không nên sống dĩ hòa vi quý đối với nhau. Giang sơn dễ đổi, bản tính thì lại khó dời, nếu chúng ta không tìm được cách để hòa hợp, chan hòa với người khác thì thế giới xung quanh sẽ chỉ còn một mình bạn cô đơn mà thôi.

Hãy lưu ý để có thể vận dụng thuần thục, đúng lúc, đúng chỗ và đúng người  ý nghĩa của câu thành ngữ này để tránh những giá trị tinh thần và cả những bài học tốt đẹp bị sai lệch về cách hiểu.

Xem thêm: Đức năng thắng số là gì? Những câu chuyện về đức năng thắng số

Trên đây là những nhận định chính xác nhất để giúp các bạn có thể phân tích được ý nghĩa của câu thành ngữ dĩ hòa vi quý là gì. Hy vọng rằng cùng với những chia sẻ hữu ích này có thể giúp các bạn hiểu đúng trọng tâm của câu nói này để sống tích cực hơn trong cuộc sống hiện đại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *