Concept là gì? Ý nghĩa của concept trong các lĩnh vực

Concept là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực hiện nay. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu concept là gì và tổng hợp các ý nghĩa liên quan trong bài viết sau đây nhé!

Concept là gì?

Concept là thuật ngữ đa nghĩa tùy theo từng trường hợp và lĩnh vực, nhưng được hiểu chung là khái niệm, quan niệm. Nói một cách đơn giản, concept là ý tưởng chủ đạo, xuyên suốt trong một kế hoạch, nội dung, chiến dịch nào đó.

Khái niệm Concept là gì?
Khái niệm Concept là gì?

Ví dụ, trào lưu chụp concept của giới trẻ hiện nay đã cho ra đời rất nhiều bức ảnh, bộ ảnh “chất như nước cất” và hot trên các mạng xã hội.

Ý nghĩa của Concept trong các lĩnh vực

Thiết kế

Trong ngành thiết kế đồ họa, chắc hẳn không ai còn xa lạ và thắc mắc concept là gì trong thiết kế vì đây là khái niệm thường được các nhà thiết kế sử dụng rất nhiều.

Concept trong thiết kế điện thoại của Samsung
Concept trong thiết kế điện thoại của Samsung

Dựa trên yêu cầu của khách hàng hoặc trong các cuộc họp, hội thảo, các nhà thiết kế sẽ thiết kế concept phù hợp với ý tưởng chương trình, chiến dịch kinh doanh hoặc theo thỏa thuận, yêu cầu riêng. Đây là các ý tưởng thiết kế, bản vẽ liên quan đến phong cách thiết kế, ý đồ, màu sắc… xuyên suốt quá trình sản xuất sản phẩm theo thông điệp của khách hàng.

Thông qua concept, khách hàng sẽ dễ dàng nắm được ý tưởng của nhà sản xuất, các thông điệp cốt lõi, định vị thương hiệu.

Marketing

Marketing concept là các ý tưởng, hình thức Marketing chiến lược trong dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu, thay đổi nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ cũng như định hướng phương thức doanh nghiệp khai thác để tạo ra lợi nhuận tốt nhất.

Các concept trong chiến dịch Marketing
Các concept trong chiến dịch Marketing

Marketing concept có thể ảnh hưởng và quyết định trực tiếp đến product concept hoặc ngược lại để đảm bảo sự thống nhất trong định hướng và cách triển khai kinh doanh của công ty.

Báo chí

Trong lĩnh vực báo chí, concept là ý tưởng định hướng về nội dung, chủ đề cho từng kỳ báo. Theo đó, tất cả các bài viết đều phải xoay quanh, bám sát vào concept đó để làm nổi bật chủ đề đang được hướng đến với người đọc.

Ví dụ, chủ đề của kỳ báo là “Tiêm chủng Covid-19” thì các bài viết sẽ xoay quanh cách hướng dẫn đăng ký, các kiến thức cần biết về tiêm chủng, các loại vacxin, tình hình thực tế, kế hoạch tiêm chủng, đánh giá và nhận xét của người đã tiêm chủng…

Tổ chức sự kiện

Trong tổ chức sự kiện, concept là ý tưởng chủ đạo, từ khâu chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, trang phục đến cách bài trí sân khấu, không gian, các món ăn, đồ uống… để truyền tải và làm nổi bật thông điệp, chủ đề, phong cách riêng của sự kiện đó.

Khách sạn, nhà hàng

Trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, concept là ý tưởng định hình nên phong cách thiết kế của nhà hàng, khách sạn bao gồm cách trang trí nội thất, bày biện bàn ăn, món ăn, phong cách phục vụ… 

Concept độc đáo tạo điểm nhấn riêng cho nhà hàng
Concept độc đáo tạo điểm nhấn riêng cho nhà hàng

Điều này góp phần tạo nên điểm nhấn riêng cho nhà hàng, khách sạn thông qua những trải nghiệm, dịch vụ thú vị, tốt nhất cho khách hàng.

Nội thất

Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, concept là phong cách, trường phái thiết kế do kiến trúc sư định hướng. Các chất liệu, màu sắc, đồ trang trí nội thất đều phải đồng bộ, hài hòa với nhau để làm nổi bật vẻ đẹp của công trình và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Concept thiết kế nội thất theo phong cách Gothic
Concept thiết kế nội thất theo phong cách Gothic

Một số concept phổ biến có thể kể đến như: Phong cách kiến trúc cổ điển, Tân cổ điển, phong cách hiện đại, hậu hiện đại, phong cách Phục Hưng, phong cách Romanesque, Gothic, Baroque, Art Deco,…

Giải trí

Trong lĩnh vực giải trí, concept là các ý tưởng sáng tạo độc đáo, mới mẻ của các chương trình âm nhạc, game show truyền hình, show diễn thời trang… để tạo dấu ấn riêng cho chương trình đó, thể hiện chất riêng của nhà sản xuất và thu hút sự chú ý của người xem.

Ví dụ, concept trong một MV có thể mang hơi hướng của các phong cách như cổ trang, tương lai, tình yêu, tuổi học trò, vui tươi, u buồn… Hoặc concept fashion là chủ đề của album ảnh thời trang như thời trang công sở, thu đông, Valentine, Halloween…

Các nhà sản xuất, đạo diễn cần xác định concept ngay từ đầu để có thể vận hành chương trình hiệu quả. Concept giúp khán giả nắm được nội dung của tác phẩm và quyết định đến sự thành công của chương trình, dự án đó.

Ví dụ, các ban nhạc Hàn Quốc luôn chú trọng đầu tư các MV ca nhạc theo một concept nhất định và thu được thành công rực rỡ. 

Concept đồng phục học sinh của BTS
Concept đồng phục học sinh của BTS

Một số concept Kpop quen thuộc từng “làm mưa làm gió” một thời có thể kể đến như: đồng phục trung học, quân đội, bad girls và bad boys, siêu nhiên, người ngoài hành tinh, truyện cổ tích, Retro, tương lai, Aegyo, mọi người đều thích một cô gái/chàng trai…

Thiết bị, máy móc

Trong lĩnh vực thiết bị máy móc, concept là các ý tưởng mới lạ, các bản demo, mẫu thử nghiệm sản phẩm mới được gửi đến các nhà đầu tư để thuyết phục họ tiếp tục triển khai các giai đoạn sản xuất tiếp theo.

Concept độc đáo của hãng xe sang Mercedes-Benz
Concept độc đáo của hãng xe sang Mercedes-Benz

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thuật ngữ mang ý nghĩa tương tự là proof of concept (POC) dùng để chỉ việc triển khai thử nghiệm một ý tưởng trong quy mô nhỏ nhằm chứng minh tính khả thi của ý tưởng đó trong thực tế.

POC là giai đoạn cần thiết giúp giảm thiểu tối đa chi phí, thời gian và công sức khi triển khai một dự án, sản phẩm mới và là bằng chứng để thuyết phục các nhà đầu tư.

Tâm lý học

Trong ngành tâm lý học, Self concept có nghĩa là khái niệm về bản thân, là tập hợp niềm tin của mỗi người về chính mình và là câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”.

Self-concept là nhận thức về bản thân của mỗi người
Self-concept là nhận thức về bản thân của mỗi người

Theo nhà tâm lý học Carl Rogers, self-concept bao gồm 3 khía cạnh sau đây:

  • Hình ảnh của bản thân (self-image): đây là cách bạn nhìn nhận chính mình thông qua vẻ bề ngoài, tính cách, vai trò xã hội và cảm nhận hiện sinh. Hình ảnh này không nhất thiết phải trùng khớp với thực tế.
  • Lòng tự tôn (self- esteem) hoặc giá trị của bản thân (self-worth): đây là thuật ngữ dùng để chỉ mức độ coi trọng bản thân của bạn. Điều này phụ thuộc và chịu tác động bởi cách người khác phản ứng với chúng ta và cách chúng ta so sánh bản thân với người khác.
  • Bản thân lý tưởng (ideal self): đây là hình mẫu mà mỗi người muốn hướng tới.

 

Trên đây là tổng hợp các ý nghĩa của concept. Được coi là một trong những từ đa nghĩa phổ biến và mang tính trừu tượng nên các bạn cần tìm hiểu kỹ để hiểu hết ý nghĩa của thuật ngữ này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *