Chỉ số ROI là gì? Cách tính ROI và các thông tin liên quan khác

ROI là chỉ số thường được các nhà phân tích kinh doanh sử dụng để đánh giá và xếp hạng các lựa chọn đầu tư. Hãy cùng muahangdambao.com khám phá chỉ số ROI là gì và các thông tin liên quan trong bài viết sau đây nhé!

Chỉ số ROI là gì?

ROI viết tắt của từ Return on Investment, có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư.

ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên chi phí đầu tư
ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên chi phí đầu tư

Có thể nói rằng, ROI là một phép tính minh họa đơn giản và trực quan về những gì bạn đạt được từ các khoản đầu tư. Đây là thuật ngữ khá phổ biến trong Marketing, nhất là SEO và Content Marketing để đo lường các mục tiêu kinh doanh cụ thể.

Ý nghĩa của chỉ số ROI là gì

  • Chỉ số ROI giúp các doanh nghiệp nhận ra được hiệu quả của việc đầu tư và cách dùng nguồn vốn để chi trả các khoản chi phí liên quan. Thông qua chỉ số này, các nhà quản lý sẽ đưa ra được kế hoạch đầu tư rõ ràng và chuẩn xác dành doanh nghiệp trong tương lai.
  • Các nhà đầu tư thường dựa vào chỉ số ROI để tính toán và có được cái nhìn tổng quan về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp. Chỉ số này hiển thị dưới dạng tỉ lệ phần trăm (%) nên giúp các nhà đầu tư dễ dàng so sánh mức độ chênh lệch và biến động giữa các năm một cách tương đối và nhận biết các tín hiệu tích cực và tiêu cực.

Công thức tính ROI

  • Công thức tính ROI trong kế toán quản trị

Hoặc:

Trong đó, công thức đầu tiên (Thu nhập ròng / Chi phí đầu tư) là cách tính tỷ lệ hoàn vốn ROI được sử dụng phổ biến nhất.

  • Công thức tính ROI trong Marketing

Công thức tính chỉ số ROI trong Marketing
Công thức tính chỉ số ROI trong Marketing

Ví dụ: Một nhà đầu tư quyết định mua lại một khách sạn A với giá trị tài sản là 1.000.000 USD. Sau 3 năm, nhà đầu tư bán lại khách sạn này với mức giá là 1.120.000 USD. Vậy là sau 3 năm, khách sạn A tăng thêm 120.000 đô la.

Theo công thức tính ROI trong Marketing thì lợi tức đầu tư là 12%.

(1.120.000 – 1.000.000) / 1.000.000 = 0,12

Ngoài ra, còn có cách tính ROI dựa trên doanh số bán hàng tự nhiên như sau:

ROI Marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng tự nhiên – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị

Hoặc, nếu doanh nghiệp muốn đánh giá ROI dài hạn trong suốt hành trình của khách hàng, cần tính được giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – customer lifetime value) theo công thức:

Ưu điểm của chỉ số ROI là gì?

  • Chỉ số ROI rất dễ tính toán, trực quan và dễ hiểu, là thước đo tiêu chuẩn, tổng quát về khả năng sinh lời có ý nghĩa trong mọi hoàn cảnh
  • Chỉ số ROI cho phép các nhà quản lý theo dõi, đo lường và phân tích dễ dàng, nhanh chóng các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
  • Chỉ số ROI giúp các nhà quản lý đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp để biết kế hoạch có đi đúng hướng hay không, doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hay thấp so với mức trung bình.
Chỉ số ROI giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Chỉ số ROI giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Nhược điểm của chỉ số ROI

  • Không tính đến yếu tố thời gian

Để hiểu rõ hơn về nhược điểm này, chúng ta hãy cùng phân tích một ví dụ cụ thể như sau: ROI 250% cao hơn ROI 150%.

Xét về bề ngoài, chỉ số ROI càng cao chứng tỏ khoản đầu tư có hiệu quả hơn. Nhưng nếu khoản đầu tư đầu tiên mất 5 năm để tạo ra 250% ROI, còn khoản đầu tư thứ hai chỉ mất 1 năm để tạo ra 150% ROI thì sao?

Do đó, cần tính toán chỉ số ROI hằng năm để đảm bảo so sánh chính xác giữa các lựa chọn đầu tư.

  • Không điều chỉnh theo rủi ro

Chúng ta tin rằng, lợi tức đầu tư có mối quan hệ trực tiếp với rủi ro. Lợi nhuận tiềm năng càng cao thì rủi ro càng lớn và ngược lại. Đó chính là lý do các cổ phiếu vốn hóa nhỏ thường có lợi nhuận cao hơn các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Chỉ số ROI không điều chỉnh theo rủi ro
Chỉ số ROI không điều chỉnh theo rủi ro

Ví dụ: Một nhà đầu tư đặt mục tiêu lợi nhuận danh mục đầu tư là 15% sẽ phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn nhiều lần so với một nhà đầu tư đặt mục tiêu lợi nhuận chỉ là 5%.

Chính vì vậy, nhà đầu tư cần dựa vào đồng thời cả chỉ số ROI và đánh giá rủi ro để đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất, thu được kết quả tương ứng với dự kiến nhất.

  • Số liệu có thể bị phóng đại

Chỉ số ROI có thể bị phóng đại nếu tất cả chi phí dự kiến ​​không được đưa vào tính toán.

Ví dụ: Khi đánh giá chỉ số ROI trong lĩnh vực bất động sản, nhà đầu tư cần tính toán mọi chi phí liên quan như: thuế tài sản, lãi suất thế chấp, bảo hiểm và các chi phí bảo trì. Đây là một khoản chi phí lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số ROI dự kiến, nếu không được tính toán thì số liệu ROI có thể bị phóng đại gấp nhiều lần.

 

 

Làm cách nào để đạt được chỉ số ROI Marketing tốt?

  • Chỉ số ROI tốt phụ thuộc vào khoản đầu tư

Ví dụ: Doanh nghiệp quyết định mua một thiết bị mới để phục vụ quá trình sản xuất thì chỉ số ROI được tính theo năng suất. Còn nếu doanh nghiệp đầu tư chi phí Marketing cho một sản phẩm mới thì chỉ số ROI được tính theo doanh thu bán hàng.

Chỉ số ROI phụ thuộc vào khoản đầu tư
Chỉ số ROI phụ thuộc vào khoản đầu tư

Do đó, chỉ số ROI phụ thuộc vào mục đích của khoản chi phí đầu tư, theo từng lĩnh vực và ngành nghề cụ thể.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú ý đến nơi đầu tư tiền xem có làm tăng lợi nhuận và cho phép đạt được chỉ số ROI tốt hơn không.

Double-digit ROI (tăng trưởng 2 chữ số) sẽ là rất tốt nếu đơn vị tính là phần trăm (%), còn nếu tính theo tỷ lệ thì chỉ số tốt là 5:1, chỉ số đáng báo động là 2:1.

Chỉ số ROI 5:1 là chỉ số lý tưởng trong kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Thông thường, mức ROI lý tưởng của doanh nghiệp là từ 5:1 đến 10:1. Nếu chỉ số ROI vượt quá 10:1 thì được cho là phi thực tế và không thể thực hiện được. Mục tiêu ROI của doanh nghiệp thường phụ thuộc vào cơ cấu chi phí nội tại và tình hình thị trường hiện tại.

Tại sao chỉ số ROI tốt lại là 5:1?

Để hoàn vốn, doanh nghiệp cần có nguồn doanh thu đủ để sản xuất hàng hóa và thực hiện các hoạt động Marketing, bán hàng.

Chỉ số ROI lý tưởng cho doanh nghiệp là 5:1
Chỉ số ROI lý tưởng cho doanh nghiệp là 5:1
  • Chỉ số ROI 2:1 không thể giúp doanh nghiệp sinh lời vì chi phí sản xuất hàng hóa đã chiếm đến 50% giá thành của sản phẩm.

Ví dụ: Doanh nghiệp bỏ ra 1.000.000 đồng cho hoạt động Marketing để thu về 2.000.000 đồng doanh thu thì họ đã phải mất 1.000.000 đồng để bù vào chi phí sản xuất hàng hóa.

Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp có mức ROI 2:1 chỉ đủ để hoàn vốn, không tạo ra bất cứ đồng lợi nhuận nào.

  • Các doanh nghiệp có giá vốn hàng hóa chiếm tỷ trọng thấp hơn 50% giá thành sản phẩm, không cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động Marketing để thúc đẩy doanh số bán hàng vì chỉ số ROI chắc chắn sẽ thấp.
  • Các doanh nghiệp có giá vốn hàng hóa chiếm tỷ trọng cao hơn 50% giá thành sản phẩm, cần phải đẩy mạnh hoạt động Marketing để bù đắp chi phí sản xuất hàng hóa nên chỉ số ROI chắc chắn sẽ cao.

Kết luận, chỉ số ROI lý tưởng cho doanh nghiệp sẽ là 5:1. Chỉ số này cao hay thấp hơn mức 5:1 chủ yếu phụ thuộc vào chi phí sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp.

Cải thiện chỉ số ROI bằng CLV

CLV (Customer Life-time Value) có nghĩa là giá trị vòng đời của khách hàng. Doanh nghiệp thường sở hữu một lượng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian dài (có thể là trọn đời) được gọi là khách hàng trung thành, khách quen.

Tăng chỉ số ROI bằng cách tăng giá trị vòng đời của khách hàng
Tăng chỉ số ROI bằng cách tăng giá trị vòng đời của khách hàng

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chỉ mải mê lôi kéo khách hàng mới, những người chỉ sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian ngắn. Trên thực tế, khách hàng trung thành đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra lợi nhuận lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp.

Chính vì vậy, việc tính toán chi phí, doanh thu và đo lường hiệu quả của hoạt động Marketing không chỉ đơn thuần là vấn đề thu chi, lãi lỗ theo tháng mà còn phải quan tâm đến sự phát triển hiệu quả và bền vững trong một thời gian dài.

 

 

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu ROI là chỉ số gì đúng không? Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp các bạn mới nhập môn kinh tế nắm được bản chất và cách áp dụng chỉ số này trong phân tích và đầu tư nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *