Cháu đích tôn là gì? Tại sao lại xuất hiện cháu đích tôn ở VN

Trong văn hoá của các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam thì cháu đích tôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã biết cháu đích tôn là gì hay chưa? Mời bạn đón đọc thông tin trong bài viết sau của muahangdambao.com để biết thêm chi tiết nhé!

Tìm hiểu cháu đích tôn là gì?

Cháu đích tôn hay 嫡孫 |dísūn| chính là con trai trưởng của người trưởng nam dựa theo từ điển Hán Nôm. Cụ thể, trong đó:

  • 嫡: Có nghĩa là vợ cả, vợ chính (không tính vợ hai, vợ ba theo văn hoá xưa).
  • 孫: Có nghĩa là cháu trai.
Sinh cháu đích tôn là quan niệm đã có từ thời xa xưa
Sinh cháu đích tôn là quan niệm đã có từ thời xa xưa

Như vậy, đích tôn cũng có thể hiểu là con trai do vợ cả của người trưởng nam sinh ra.

Trong trường hợp người con trai trưởng không sinh được con trai thì người con trai thứ kế tiếp nếu sinh được con trai thì bé trai này sẽ được xem là cháu đích tôn của cả dòng họ.

Tại sao lại xuất hiện cháu đích tôn trong văn hoá Việt Nam?

Theo dân gian thì cháu đích tôn còn được gọi là “đế lư hương”. Do cái đế của chiếc lư hương sẽ dùng vào việc thờ cúng ông bà, tổ tiên. Từ đó, ám chỉ rằng đây là cháu trai trưởng bên nội tức là đứa trẻ được sinh ra đầu tiên của người con trai cả bên nội. Đứa trẻ này được mong đợi để có thể thờ phụng lo hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Trong khi con gái lớn thì phải gả chồng xa, không thể lo hương hỏa trong gia đình được.

Quan niệm này đã được hình thành và duy trì qua nhiều thế hệ trong văn hoá Việt Nam cho đến tận ngày nay. Dần dần nó trở thành suy nghĩ theo hướng lối mòn, một quan niệm cố hữu rằng bắt buộc phải có con trai trong gia đình.

Cháu đích tôn có trách nhiệm như thế nào với dòng tộc?

Với quan niệm nói trên thì cháu đích tôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên hay việc quyết định những vấn đề có liên quan đến dòng họ hay gia đình đó. Nói cách khác thì cháu đích tôn là người duy nhất được “nối dõi tông đường”.

Cháu đích tôn là người chịu trách nhiệm hương hoa cho cả họ
Cháu đích tôn là người chịu trách nhiệm hương hoa cho cả họ

Chính vì trách nhiệm nặng nề nói trên, cháu đích tôn ngay cả khi đã lập gia đình hay chưa thì đều sống cùng với ông bà và cha mẹ chứ không thể tách ra thành một gia đình riêng như thông thường. 

Căn nhà mà cháu đích tôn sinh sống cùng với ông bà, cha mẹ cũng chính là nơi tụ họp gia đình dòng họ, nơi để mọi người tới thăm nom mỗi khi có lễ, tết, hay cúng bái trong gia đình.

Ngoài ra, mọi người cũng đặt rất nhiều kỳ vọng lên cháu đích tôn vì cháu đích tôn phải là niềm tự hào của cả gia đình, dòng họ, phải là người thành đạt, có danh tiếng… Bên cạnh những nghĩa vụ trên thì cháu đích tôn cũng phải sinh được con trai để nối nghiệp của mình, nếu không thể sinh được con trai là có tội rất lớn. 

Vậy quyền lợi của cháu đích tôn theo quan niệm xưa là gì?

Do mang trọng trách nên cháu đích tôn của một dòng họ cũng sẽ được hưởng những quyền lợi như sau: 

– Được ông bà nội vô cùng yêu quý, được hưởng điều kiện giáo dục tốt nhất  trong khả năng cho phép của gia đình. 

– Có quyền kế thừa sản nghiệp do ông bà cha mẹ để lại.

– Được đứng đầu cả dòng họ sau khi ông, cha đã qua đời.

– Có quyền tham gia vào những việc quan trọng của dòng họ, đồng thời có tiếng nói trong cả dòng tộc.

Di sản thừa kế thường được để lại cho cháu đích tôn
Di sản thừa kế thường được để lại cho cháu đích tôn

Những áp lực vô hình tồn tại từ tư tưởng cháu đích tôn

Như đã nói, quan niệm về “cháu đích tôn” đã được hình thành từ rất lâu trước đây trong văn hoá Việt Nam. Theo thời gian, quan niệm này đã dần phai nhạt trong tư tưởng của nhiều người nhưng cũng không hiếm các gia đình vẫn đặt nặng vấn đề đích tôn ở thời nay. Vô hình chung, suy nghĩ này đã tạo nên những sự “xấu xí” trong nếp nhà của nhiều gia đình. Cụ thể:

– Sự phân biệt đối xử từ phía ông bà, cha mẹ với chính con cháu của mình, những đứa cháu và con trong gia đình không được đối xử 1 cách công bằng từ đó có thể dẫn đến những mâu thuẫn không đáng có về sau. 

– Người cháu đích tôn phải gánh quá nhiều trách nhiệm nặng nề, nhiều người đã không được sống với đúng mong muốn của bản thân, phải học và làm công việc dựa theo ý muốn của ông bà cha mẹ khiến họ ngày càng mệt mỏi.

– Bị tạo áp lực lớn trong việc sinh con đẻ cái vì họ có nhiệm vụ phải sinh được con trai để nối dõi nghiệp của người bố. 

– Mọi người trong dòng họ đều đổ dồn sự chú ý về việc sinh nở của gia đình người cháu đích tôn. Từ đó khiến cuộc sống gia đình này khó có được hạnh phúc khi không thể sinh được con trai. 

– Nhiều gia đình lạc hậu còn cổ súy việc cháu đích tôn đi kiếm con trai ở bên ngoài khi vợ sinh con 1 bề. 

Áp lực sinh đẻ với cháu đích tôn khiến gia đình tan vỡ
Áp lực sinh đẻ với cháu đích tôn khiến gia đình tan vỡ

– Ngoài trách nhiệm với gia đình thì cháu đích tôn còn phải có trách nghiệm với cả dòng họ, với anh em họ hàng. Điều này đã gây áp lực rất lớn lên gia đình của những người đang được gọi là cháu đích tôn.

– Cháu đích tôn luôn được ông bà yêu thương, dễ dẫn đến việc chiều chuộng quá mức. Do vậy đã có không ít trường hợp cháu đích tôn hư hỏng, phá phách gia sản của cả nhà. 

– Quan niệm cháu đích tôn cũng chính là biểu hiện rõ ràng trong việc trọng nam khinh nữ. Nó sẽ dẫn đến việc chọn lọc giới tính cho thai nhi khiến cho tình trạng mất cân bằng giới tính diễn ra. 

Giờ trùng phút là gì? Ý nghĩa giờ trùng phút, người phút trên đồng hồ

Chấp điếu là gì? Giải thích rõ nghĩa và nguồn gốc

Hy vọng với bài viết chi tiết này của chúng tôi, các bạn đã hiểu cháu đích tôn là gì và những hệ luỵ của tư tưởng lạc hậu này. Từ đó có cái nhìn hiện đại hơn, tránh tạo áp lực cho người thân trong gia đình để rồi phải hối hận về sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *