Câu nghi vấn là gì ngữ văn 8? Cho ví dụ và bài tập áp dụng

Trong quá trình học tiếng Việt, chúng ta chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều loại câu đặc biệt và trong đó có câu nghi vấn. Vậy thì câu nghi vấn là gì? Phân loại, chức năng của nó ra sao? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây của muahangdambao.com nhé!

Thế nào là câu nghi vấn?
Câu nghi vấn là gì?

Câu nghi vấn là gì?

Theo định nghĩa câu nghi vấn ngữ văn 8 là gì thì, câu nghi vấn được giải thích như sau. Câu nghi vấn là loại câu hỏi có mục đích là hỏi những điều mà mình không biết, đang thắc mắc hoặc còn nghi vấn để tìm ra được câu trả lời cuối cùng. Bên cạnh câu trần thuật thì câu nghi vấn cũng thường xuyên được sử dụng với tần suất khá lớn trong giao tiếp bình thường cũng như trong văn học, tiểu thuyết.

Định nghĩa câu nghi vấn
Định nghĩa câu nghi vấn

Các câu nghi vấn thường sử dụng các từ đặc trưng như là: Sao, sao vậy, như thế nào, ở đâu, ra làm sao, bao nhiêu, bấy nhiêu, rồi, hả, thế,… Đặc biệt, cuối câu nghi vấn sẽ không thể thiếu dấu hỏi chấm.

Ví dụ câu nghi vấn: 

  • Bố mẹ ăn cơm chưa ạ?
  • Bà đã đỡ đau chân hơn chưa?
  • Món quà này đẹp quá mày nhỉ?

Các chức năng chính, quan trọng của câu nghi vấn

Câu nghi vấn có những chức năng chính như sau:

Chức năng dùng để hỏi

Câu nghi vấn được xếp vào một dạng nằm trong câu hỏi nên chức năng chính quan trọng nhất của nó chính là dùng để hỏi, thể hiện một sự nghi ngờ không chắc chắn và cần được xác định lại.

Ví dụ:

  • Mày đi ngủ rồi à?
  • Có phải mày làm bài này không?

Chức năng cầu khiến

Ngoài chức năng chính dùng để hỏi ra thì câu nghi vấn còn được dùng như 1 câu cầu khiến, yêu cầu người khác thực hiện một việc nào đó. Chức năng này rất khó để có thể nhận ra trong câu, vì vậy phải đặt trong 1 hoàn cảnh cụ thể mới gọi tên chức năng chính xác được.

Ví dụ: “Thằng kia! Tao tưởng mày đã ngủ rồi, vẫn còn thức đấy à? Ngủ ngay! Mau lên!”

Câu nghi vấn trong đây là “Vẫn còn thức đấy à?” có chức năng cầu khiến. Đại từ xưng hô “Tao” ở đây không phải hỏi với mục đích xem nhân vật kia còn thức hay không mà thực sự muốn nhân vật đó đi ngủ. 

Các chức năng chính của câu nghi vấn
Các chức năng chính của câu nghi vấn

Chức năng khẳng định của câu

Câu nghi vấn còn có chức năng là khẳng định một sự việc sẽ và sắp xảy ra.

Ví dụ: “Nhà cháu đã nghèo túng lại còn dính phải dịch COVID-19 nữa nên mới khổ thế này chứ cháu có dám nợ tiền của chú đâu?  Hai bác làm phúc cho cháu thư thả thêm vài bữa…”

Câu nghi vấn “chứ cháu có dám nợ tiền của chú đâu?” thể hiện việc nhân vật này muốn khẳng định chắc chắn rằng mình không dám nợ tiền và sẽ trả tiền đầy đủ.

Chức năng phủ định trong câu

Câu nghi vấn còn có chức năng là phủ định dùng để loại bỏ hay bác bỏ 1 ý kiến nào đó đã được nêu ra.

Ví dụ: “Tôi chỉ còn mỗi con chó này để làm bạn thôi. Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi có một mình thì ai mà chả phải buồn?”

Hình thức nghi vấn “Ai mà chả phải buồn” trong câu này chính là mang theo chức năng phủ định.

Chức năng bộc lộ cảm xúc trong câu

Đây là chức năng phổ biến nhất được sử dụng trong các sáng tác thơ văn nhằm bộc lộ cảm xúc của tác giả. Đó có thể là cảm xúc vui, buồn, ngạc nhiên, tức giận hay thậm chí là tiếc nuối, xót xa.

Ví dụ: “Mẹ ơi! Sao con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ lại đi lâu thế? Mãi mà không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi của mình mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn quay lại chửi con, chửi cả mẹ nữa! Mẹ xa con, mẹ có biết không vậy?”

Hàng loạt những câu hỏi nghi vấn được đặt ra nhằm bày tỏ tâm tư tình cảm của tác giả “Tại sao mẹ đi lâu thế?” “Mẹ xa con, mẹ có biết không vậy”. Những câu nghi vấn được đặt ra chính là nỗi lòng chất chứa mà người con mang trong mình nỗi nhớ mẹ đau đáu và thiết tha. Một đứa trẻ chắc phải cảm thấy đau khổ lắm thì mới có thể thốt lên được những câu hỏi chứa đựng những cảm xúc đau đớn khiến cõi lòng tan nát đến vậy.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng câu nghi vấn

Câu nghi vấn không quá khó để sử dụng nhưng bạn cũng cần chú ý những điểm sau đây:

  • Quan hệ từ “hoặc” sẽ không được sử dụng trong câu nghi vấn vì nó làm sai đi cú pháp câu hoặc biến câu thành một câu trần thuật bình thường.

Ví dụ: Chị làm hoặc là em làm. Câu này mang ý nghĩa khẳng định rõ rệt và không phải là câu nghi vấn.

Cần dùng câu nghi vấn sao cho đúng và hợp lý
Cần dùng câu nghi vấn sao cho đúng và hợp lý
  • Nhiều từ có hình thức cũng như âm thanh tương tự với câu nghi vấn nhưng nó lại không được sử dụng trong câu nghi vấn. 

Ví dụ: Bạn cần ai thì bạn gọi người ấy tới. Từ “ai” ở đây không phải là 1 đại từ nghi vấn mà là đại từ phiếm chỉ, ám chỉ 1 người cụ thể nào đó..

  • Trong một số trường hợp thì vị trí của từ nghi vấn thay đổi sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc và cả ý nghĩa trong câu đó.
  • Nên sử dụng câu nghi vấn thích hộ với từng đối tượng cụ thể, mục đích để hỏi cho rõ ràng và kết hợp được với từ nghi vấn hợp lý nhất.

Bài tập về câu nghi vấn SGK Ngữ Văn 8 tập 2

Bài 1 (trang 11,12 SGK Ngữ văn 8 tập 2)

Bài 2 (trang 12 SGK Ngữ văn 8 tập 2)

Bài 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 2)

Bài 4 (trang 13 SGK Ngữ văn 8 tập 2)

 

Câu nghi vấn là 1 loại câu vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày cũng như là văn viết. Với các thông tin hữu ích nêu trên, hi vọng các bạn đã hiểu rõ cũng như sử dụng đúng được loại câu này 1 cách hiệu quả!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *