Trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng đường xá tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nên các cây cầu cũng được xây dựng liên tục ở khắp nơi. Hãy cùng với muahangdambao.com tìm hiểu xem cầu gì dài nhất Việt Nam cũng như trên thế giới trong bài viết cụ thể ngay dưới đây bạn nhé!
Cầu gì dài nhất Việt Nam hiện nay?
Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải (hay còn được gọi là cầu Tân Vũ – Lạch Huyện) hiện là cầu dài nhất tại Việt Nam. Cầu rộng khoảng 29,5m với 2 làn dành cho xe cơ giới, 2 làn dành cho xe thô sơ, dài 5,44km và nối liền quận Hải An với đảo Cát Hải của Hải Phòng.
Cầu nằm trong dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện với tổng chiều dài là 15,63km. Điểm đầu nối từ đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (ở nút Tân Vũ) thuộc phường Tràng Cát, quận Hải An và điểm cuối là cổng cảng Lạch Huyện (cảng cửa ngõ quốc tế của Hải Phòng) thuộc huyện Cát Hải.
Tìm hiểu thêm về cây cầu dài nhất Việt Nam
Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải được thiết kế vĩnh cửu với bê tông cốt thép dự ứng lực. Cầu gồm có 88 nhịp (mỗi nhịp dài 60m) được thông với nhau để tạo nên một đường hầm dài 4,5 km theo đúng chiều dài của cầu.
Đường hầm dầm cầu rộng khoảng 9m, cao hơn 2,5m, bên trong có lắp đèn chiếu sáng để phục vụ việc bảo dưỡng dầm cầu định kỳ. Đây cũng được đánh giá là đường hầm dầm cầu dài nhất tại Việt Nam. Phần cầu có chiều dài khoảng 5,44km; phần đường dẫn dài 10,19km, mặt cầu rộng 29,5m với 2 làn cho xe cơ giới và 2 làn cho xe thô sơ.
Dự án xây dựng cầu Đình Vũ – Cát Hải được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 15/5/2014. Cây cầu dài nhất Việt Nam hiện nay được thi công bởi 2000 chuyên gia, kỹ sư chuyên môn và công nhân tay nghề cao cùng với hơn 200 thiết bị máy móc hiện đại và 20 sà lan nặng khoảng 1500 tấn. Tốc độ thiết kế tại thời điểm thi công được ghi nhận là đạt 80km/h.
Trải qua hơn 3 năm miệt mài xây dựng, nhân ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 2/9/2017 thì cầu Đình Vũ – Cát Hải đã được khánh thành và chính thức đi vào hoạt động.
Đây là công trình cầu đường có công nghệ vô cùng phức tạp, kỹ thuật hiện đại. Đồng thời cũng là dự án đầu tiên được đầu tư theo hình thức PPP (tức là hợp tác công – tư) giữa Việt Nam với Nhật Bản. Tổng mức đầu tư cho dự án đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện là khoảng 11.849 tỷ đồng từ vốn vay ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải được thông xe đã giúp kết nối và phát triển nền kinh tế ven biển của thành phố Hải Phòng. Đồng thời cũng góp phần làm tăng sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài cho những dự án nằm trong chương trình phát triển của khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải.
Bên cạnh đó cầu Đình Vũ – Cát Hải, cầu dài nhất tại Việt Nam hiện nay còn góp phần làm giảm chi phí và thời gian đi lại, giảm tai nạn giao thông, rủi ro do vận chuyển bằng phà cũng như sà lan, giảm thiểu sự tắc nghẽn giao thông hàng hải tại kênh Nam Triệu của Hải Phòng.
Cuối cùng, cầu vượt biển Đình Vũ – Cát Hải cũng giúp rút ngắn thời gian di chuyển, thúc đẩy các hoạt động tham quan du lịch. Trước đây, du khách muốn đến đảo Cát Bà phải đi phà Đình Vũ trong 1 tiếng và chỉ có 2 chuyến đi về ngay trong ngày. Nhờ có cầu vượt biển này mà thời gian di chuyển để đến Cát Bà chỉ còn chưa đến 30 phút.
Vậy cầu gì dài nhất thế giới hiện nay?
Cầu Đan Dương – Côn Sơn được xây dựng tại Trung Quốc hiện là cây cầu dài nhất trên thế giới với tổng chiều dài đạt 164,8 km, chiều cao trung bình tính từ mặt đất đến mặt cầu đạt khoảng 31 m. Đây là cầu cạn nằm trong tuyến đường xe lửa nối liền thành phố Thượng Hải với thành phố Nam Kinh của tỉnh Giang Tô.
Cây cầu này bao gồm một đoạn dài 9 km (khoảng 5,6 dặm) trên mặt nước qua Hồ Dương Trừng tại tỉnh Tô Châu. Cầu được hoàn thành vào năm 2010 và mở cửa thông xe vào năm 2011. Trong xuyên suốt quá trình xây dựng cần tới hơn 10.000 công nhân, mất khoảng bốn năm và chi phí khổng lồ 8,5 tỷ USD để hoàn thiện. Cho đến thời điểm hiện tại, cầu cạn Đan Dương – Côn Sơn vẫn đang nắm giữ kỷ lục là cây cầu dài nhất thế giới.
Khám phá top 5 cây cầu dài nhất trên thế giới hiện nay
Ngoài cầu Đan Dương, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm 5 cây cầu khác với chiều dài không hề kém cạnh nhé!
Cầu cạn Chương Hoá – Cao Hùng (Đài Loan)
Đây là cây cầu dài thứ hai trên thế giới, cầu cạn Chương Hoá – Cao Hùng chính là một phần quan trọng của mạng lưới tuyến đường sắt cao tốc tại Đài Loan. Cây cầu này nối giữa núi Bát Quái của huyện Chương Hóa với quận Tả Doanh của thành phố Cao Hùng cùng tổng chiều dài lên đến 157,317 km. Được hoàn thành vào năm 2007, cây cầu đã được thiết kế để có thể chống lại những trận động đất thường xuyên diễn ra tại nước này; cho phép các tuyến tàu hoả đi qua một cách an toàn nhất.
Cầu Thiên Tân (Trung Quốc)
Cây cầu này nằm trong top các cây cầu dài nhất trên thế giới hiện nay. Đây là cây cầu đường sắt trên cạn chạy giữa hai thành phố là Lang Phường và thành phố Thương Châu thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc).
Cầu Thiên Tân là một phần quan trọng của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải. Bắt đầu được khởi công xây dựng năm 2006, cây cầu được hoàn thành vào năm 2010 với tổng chiều dài lên tới hơn 113,7 km.
Cầu Thương Đức (Trung Quốc)
Xếp tiếp theo trong danh sách này là cầu Thương Đức với tổng chiều dài ước tính khoảng 115,9 km. Cây cầu này cũng là một phần không thể thiếu của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải. Được hoàn thiện vào năm 2010, nó có tổng cộng 3092 trụ cầu và được thiết kế đặc biệt để có thể chống lại được cả hiện tượng động đất.
Cầu Vị Nam Vị Hà (Trung Quốc)
Cây cầu này là một phần của tuyến đường sắt cao tốc Trình Châu – Tây An kết nối hai thành phố lớn là Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) và Tây An (tỉnh Thiểm Tây) của Trung Quốc.
Với chiều dài lên tới 79,732 km, cây cầu này cắt qua sông Vị Hà hai lần cũng giống như nhiều con sông hay tuyến đường cao tốc và đường sắt khác. Được hoàn thiện trong năm 2008, cây cầu này đã giữ danh hiệu cầu dài nhất thế giới cho tới khi bị vượt qua bởi hai cây cầu nằm trong tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải. Mặc dù được hoàn thành khá sớm nhưng phải mãi đến ngày 6 tháng 2 năm 2010 thì cầu Vị Nam Vị Hà mới chính thức mở cửa để đưa vào sử dụng.
Cầu cao tốc Bang Na (Thái Lan)
Cầu cao tốc Bang Na (Thái Lan) có tổng chiều dài lên tới 54 km và hiện là cây cầu đường bộ dài nhất trên thế giới. Được hoàn thành vào tháng 1 năm 2000, người ta ước tính đã phải cần tới 1,8 triệu mét khối bê tông mới có thể xây dựng xong cây cầu. Điểm đặc biệt nhất của cầu cao tốc Bang Na đó chính là toàn bộ chiều dài của nó hầu như không hề vượt nước. Vùng nước lớn nhất mà cây cầu này vượt qua là con sông Bang Pakong.
Chắc hẳn bài viết chi tiết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn biết được cầu nào là dài nhất ở Việt Nam và trên thế giới rồi đúng không nào? Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp, đừng ngần ngại mà để lại bình luận để chúng tôi hỗ trợ trả lời cho bạn nhé!