Câu cầu khiến là gì? Định nghĩa, đặc điểm, vai trò và ví dụ cụ thể

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sử dụng câu cầu khiến rất nhiều nhưng chắc hẳn không phải ai trong chúng ta cũng quan tâm đến nó. Vậy câu cầu khiến là gì? Đặc điểm và vai trò của nó trong giao tiếp như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, muahangdambao.com hi vọng các bạn sẽ  có thêm những thông tin hữu ích về loại câu này.

Câu cầu khiến là gì?

Chúng ta đã từng được học câu cầu khiến lớp 4 nhưng định nghĩa lại chưa được mở rộng. Phải đến năm lớp 8 thì học sinh mới được tiếp cận chi tiết hơn với mẫu câu này. 

Theo soạn văn 8 câu cầu khiến được định nghĩa thế nào?
Theo soạn văn 8 câu cầu khiến được định nghĩa thế nào?

Theo khái niệm câu cầu khiến lớp 8 thì câu cầu khiến còn được gọi là câu mệnh lệnh, là loại câu có chứa những từ câu khiến như là: đừng, hãy, nhớ, chớ,… ở ngay đằng trước động từ. Hoặc có thể là những từ như: đi, thôi, thôi nào, nào,… ở phía sau động từ. 

Ví dụ về câu cầu khiến lớp 8:

– Hãy mở cửa ra!

→ Từ “hãy” ở đây được sử dụng với ý nghĩa là khuyên nhủ, đề nghị và đôi khi là ra lệnh ai đó mở cửa ra.

– Đừng có nói chuyện trong giờ học.

– Chớ làm phiền người khác bằng những việc không quan trọng.

→ Từ “đừng” và “chớ” mang ý nghĩa phủ định và nhấn mạnh vào vấn đề người nghe không nên hoặc không được làm điều đang làm ngay lúc này.

Đặc điểm, vai trò của câu cầu khiến là gì?

Câu cầu khiến sẽ được sử dụng với giọng điệu để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hay khuyên bảo người nghe nên làm hay không nên làm điều gì.

Trong văn viết thì câu cầu khiến (câu mệnh lệnh) thường được kết thúc bằng 1 dấu chấm than, nhưng khi ngữ điệu cầu khiến không quá chú trọng vào mục đích nhấn mạnh vấn đề thì có thể kết thúc bằng dấu chấm cũng được.

Câu cầu khiến có vai trò vô cùng quan trọng trong văn viết cũng như giao tiếp hàng ngày. Nhờ mẫu câu đơn giản này mà chúng ta có thể dễ dàng hiểu được dụng ý của người nói và nghe theo đúng yêu cầu.

Ví dụ cụ thể về câu cầu khiến

Với loại câu này thì các ví dụ rất đơn giản. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các lời nói hàng ngày khi ra lệnh, khuyên bảo hay đưa ra lời đề nghị với 1 ai đó. Một số ví dụ cho các bạn dễ hiểu như:

Ví dụ cụ thể về câu cầu khiến
Ví dụ cụ thể về câu cầu khiến

– Hãy cùng nhau vượt qua kỳ thi Đại học khó khăn này nhé!

=> “Hãy” ở đây là từ cầu khiến, yêu cầu ai đó thực hiện việc vượt qua kỳ thi cũng là một lời động viên đến người nghe.

– Đừng hút thuốc lá nữa, nó sẽ có hại cho sức khỏe của cậu đấy.

=> “Đừng” dùng như một lời khuyên bảo, can ngăn ai đó tránh xa thuốc lá vì nó rất có hại đối với sức khỏe.

– Thôi, cậu cũng đừng quá lo lắng, việc đâu còn có đó.

=> “Thôi” ở đây là từ ngữ cầu khiến có ý nghĩa khuyên bảo người kia đừng quá lo lắng, hãy lạc quan lên.

Thông qua những ví dụ này, bạn có thể thấy rằng những câu cầu khiến rất dễ hiểu và là một trong những câu sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày.

Xem thêm: Câu nghi vấn là gì ngữ văn 8? Cho ví dụ và bài tập áp dụng

Làm thế nào để đặt 1 câu cầu khiến đúng?

Như đã nói ở trên thì câu cầu khiến thường được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, có đôi khi bạn còn không nhận ra được mình đang dùng loại câu này. Để đặt được câu cầu khiến, bạn có thể làm theo các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định chính xác mục đích giao tiếp, sử dụng câu cầu khiến để làm gì? Nghĩa là dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hay là khuyên nhủ để cân nhắc dùng từ cho đúng.
  • Bước 2: Lựa chọn từ ngữ cầu khiến thích hợp. Tùy thuộc vào đối tượng người nghe cũng như ngữ cản mà lựa chọn từ để có thể diễn tả yêu cầu cầu khiến mà không làm người khác khó chịu.
  • Bước 3: Lựa chọn dấu câu kết thúc và các từ đệm.
  • Bước 4: Đặt câu hoàn chỉnh.
  • Bước 5: Đọc và chỉnh sửa lại sao cho hay.
Câu cầu khiến trong văn học
Câu cầu khiến trong văn học

Lưu ý quan trọng khi sử dụng câu cầu khiến

Vì câu cầu khiến thường có mục đích là để đưa ra yêu cầu đề nghị nên khi sử dụng câu cầu khiến chúng ta cần phải căn cứ và đối tượng để sử dụng từ ngữ sao cho thích hợp, tránh để người nghe, người đọc hiểu sai về thái độ của mình cũng như là tránh việc bất lịch sự trong giao tiếp. Hãy tham khảo một số ví dụ trong soạn bài câu cầu khiến dưới đây để rút ra lưu ý cho mình.

Ví dụ: Khi bạn Linh cần nhờ đến sự giúp đỡ của bạn Quỳnh, Linh nên nói:

– Quỳnh ơi, đỡ hộ tớ chồng sách này với nhé!

→ Câu cầu khiến này không chỉ thể hiện được yêu cầu nhờ vả mà còn thể hiện thái độ lịch sự khi giao tiếp trực tiếp. Người nghe vừa hiểu được yêu cầu đồng thời sẽ cảm thấy vui vẻ khi giúp đỡ.

Nhưng nếu bạn Linh đề nghị chỉ với câu nói cộc lốc như sau:

– Quỳnh, bê hộ chồng sách cái!

→ Câu cầu khiến này vẫn thể hiện rõ yêu cầu nhờ vả nhưng người nghe sẽ cảm thấy bản thân không được tôn trọng vì người nói đang ra lệnh cho mình chứ không phải là nhờ sự giúp đỡ.

Câu cầu khiến là loại câu rất dễ hiểu và là một trong những câu sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Hiểu rõ được chúng sẽ khiến việc sử dụng của chúng ta được chính xác hơn. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có thể làm bài tập được nhanh chóng hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *