Tìm hiểu: Cái tôi là gì? Bản ngã là gì trong Phật giáo?

Bản ngã, cái tôi là thứ con người luôn hằng đeo đuổi và tìm kiếm trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự thành công vì không thể thấu hiểu bản chất của cái tôi, bản ngã là gì. Hãy cùng khám phá đôi điều về bản thân trong bài viết sau đây nhé!

Bản ngã là gì?

Theo từ Hán Việt, bản ngã có nghĩa như sau:

Bản = Bổn = 本

Ngã = Tôi = 我

Bản ngã = 本我 = chính tôi, chính mình.

Bản ngã và “cái tôi” thường được xem là một.

Bản ngã và “cái tôi” thường được xem là một
Bản ngã và “cái tôi” thường được xem là một

Trong triết học, “cái tôi” được hiểu là ý thức, bao hàm các đặc tính để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác.

Trong phân tâm học, “cái tôi” là phần cốt lõi của tính cách và chịu tác động của xã hội. “Cái tôi” được hình thành từ khi con người mới lọt lòng và ngày càng trở nên hoàn thiện qua quá trình tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Lúc này, “cái tôi” là kết quả trung hòa giữa ham muốn vô thức và các tiêu chuẩn, đạo đức của xã hội.

Bản ngã trong Phật giáo được thiết thuyết với một thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng bởi tụ tán, sinh tử. Đạo Phật không công nhận sự hiện diện của bản ngã như trong tâm lý học. “Cái tôi” được hình thành từ Sắc (phần thân thể) và Danh (phần tâm thức), không ngừng biến đổi trong từng sát na (đơn vị nhỏ nhất của thời gian).

Nói tóm lại, bản ngã là một ý tưởng, quan niệm, niềm tin rằng bản thân là một cá thể riêng biệt, khác biệt so với phần còn lại của thế giới và tự chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình.

Cơ chế hoạt động của bản ngã

Kiểm soát

Bản ngã coi tất cả những gì mình đang kiểm soát là của mình.

Bản ngã quyết định bạn là ai
Bản ngã quyết định bạn là ai

Ví dụ: Bạn tin rằng bạn đang điều khiển cơ thể bạn thì cơ thể đó là bạn; đang điều khiển suy nghĩ thì suy nghĩ đó là bạn; đang điều hành công ty thì công ty là một phần của bạn; đang kiểm soát con cái thì con cái là một phần của bạn…

Xây dựng và duy trì

Bản ngã luôn giữ gìn và bảo vệ đồng thời không ngừng mở rộng những gì đang kiểm soát. Bản chất của bản ngã là tạm thời và hư cấu nên luôn muốn kiểm soát càng nhiều càng tốt. Đó là lý do con người có cái tôi quá lớn, ham muốn vô độ tiền tài, quyền lực vì chúng mang lại cảm giác kiểm soát được mọi thứ. Sự mất kiểm soát tương đương với án tử dành cho cái tôi cá nhân.

Ví dụ: khi một người đột nhiên mất đi việc làm, tài sản, người thân, người yêu hay những thứ quan trọng đối với họ thì thường có xu hướng tự sát.

Phản chiếu

Bản ngã không thể tự đánh giá bản thân nên có thể tạo ra rất nhiều bản ngã và các cá thể riêng lẻ. Nhưng chúng ta có thể nhìn nhận bản ngã thông qua con mắt người khác.

Ví dụ: bạn không biết được mình đẹp hay xấu nếu không có ai nói với bạn. Dù bạn có tự tin đến đâu cũng vẫn cần lời đánh giá của người khác để khẳng định vẻ đẹp của bản thân.

Đằng sau các tấm ảnh selfie luôn ẩn chứa mong muốn: hãy chú ý đến tôi, hãy khen tôi đẹp, giàu có, hạnh phúc… Càng nhận được nhiều sự chú ý và đánh giá từ người khác thì cái tôi của bản thân càng cảm thấy chân thực hơn.

 

 

Bản ngã và vô ngã khác nhau ở điểm nào?

Vô là không, ngã là bản thân, cái tôi. Vô ngã là không có cái tôi.

Bản ngã và vô ngã là hai phạm trù đối lập
Bản ngã và vô ngã là hai phạm trù đối lập

Bản ngã là “cái tôi” của con người; còn vô ngã là những thứ còn lại, bên ngoài “cái tôi” đó. Đây là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau, không liên quan gì đến nhau.

Bản ngã là sống với cái tôi, phát triển để khẳng định bản thân, cái tôi của mình. Theo triết lý đạo Phật thì cái tôi trong tình yêu, trong cuộc sống càng lớn thì con người càng gây ra nhiều nghiệp chướng, sai lầm.

Cách để vượt qua bản ngã và sống thật với chính mình

Bản ngã cuộc đời thường gắn liền với các ham muốn về vật chất, quyền lực, là nguyên nhân gây đau khô. Để kiểm soát và từ bỏ thì chúng ta cần phải hiểu về bản ngã.

Chúng ta thường cảm thấy xấu hổ nếu hình ảnh phản chiếu của mình kém hơn người khác. Bạn phải làm tất cả bằng mọi giá để xây dựng và duy trì hình tượng tốt đẹp của bản thân như kiểm soát cảm xúc, ngôn ngữ, hình ảnh theo đúng chuẩn mực xã hội, chiều lòng số đông. Đó là nguồn cơn của sự đau khổ, ghen tỵ.

Bản ngã không thích sự thay đổi, nhìn nhận vấn đề một cách chủ quan và bảo thủ. Khi xuất hiện sự va chạm về quan điểm, lối sống, bản ngã thường bị tổn thương và phản ứng đầu tiên là co lại để bảo vệ mình. Cái tôi quá lớn còn biến bạn trở thành kẻ thích phán xét, áp đặt người khác và chính mình.

Chúng ta thường kêu gọi: hãy sống tự tin, dám mơ ước, sẵn sàng thử thách, nỗ lực hết mình để động viên bản thân và người khác sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, đây cũng là gánh nặng và áp lực đối với những người có quan điểm, lối sống và mục tiêu khác.

Vượt qua bản ngã của chính mình
Vượt qua bản ngã của chính mình
  • Hãy chấp nhận thử thách, sự thật và học cách kiềm chế

Nếu bạn không đạt được thành công như mong muốn thì cũng đừng đổ lỗi cho số phận mà hãy tìm động lực từ học tập, vượt lên bản ngã.

  • Hãy tập trung vào hiện tại

Nếu bạn cứ mãi cố chấp về quá khứ hay đeo đuổi ảo tưởng của tương lai thì sẽ bỏ quên hiện tại. Hãy tập trung, tận hưởng và vượt qua hiện thực!

  • Đừng bao giờ so sánh bản thân với người khác

Nếu bạn cứ mãi so sánh thành quả của bản thân với người khác thì chỉ khiến giá trị bản thân bị ảnh hưởng, bản ngã càng lớn dần lên. Bạn sẽ nghĩ rằng mình mãi mãi không thể vượt qua người ta hoặc luôn ảo tưởng giỏi hơn người khác.

  • Chấp nhận sự thật và đừng đổ lỗi cho số phận

Chúng ta cần hiểu rằng không có số phận nào đặt sẵn và bạn nhất định phải bước đi trên con đường đó. Hãy bỏ ngay các câu nói như: “Số mình thật khổ”, “Số phận đã an bài như thế rồi”, “Tất cả là do số phận”… Hãy vượt qua bản ngã bằng cách tự tạo số phận cho riêng mình!

  • Kết nối với con người bên trong

Thiền

Khi thiền định, bạn sẽ tìm thấy sự tĩnh lặng trong tâm hồn, bỏ qua những suy nghĩ và lời nói của chính mình. Thực ra, bản ngã và linh hồn luôn cần thời gian để trò chuyện, giao tiếp nhưng tâm trí quá bận rộn với cuộc sống, công việc hằng ngày và lãng quên nhu cầu này. Thiền chính là cách giúp bạn đi vào nơi ẩn giấu bên trong của tâm hồn và lắng nghe chính mình.

Thiền là cách kết nối với bản ngã
Thiền là cách kết nối với bản ngã

Lời cầu nguyện

Lời cầu nguyện là cách để giao tiếp với bản ngã cao hơn, hướng dẫn tinh thần gửi lời cảm ơn đến vũ trụ về những gì bạn đang có. Khi bạn cầu nguyện thì cả Trí tuệ, Tình yêu và Sức mạnh bên trong sẽ được hòa quyện và thăng hoa.

Viết tự do

Đây là một hình thức giúp bạn kết nối với bản ngã cao hơn, vượt ngoài suy nghĩ và hiểu biết bình thường.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một tờ giấy và cây bút, sau đó viết nhanh câu trả lời hiện lên đầu tiên trong đầu bạn. Hãy tập thói quen viết tự do ngay sau khi thiền, bạn sẽ được dẫn lối và nhận được nhiều câu trả lời vượt trên khả năng của bản thân.

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã hiểu bản ngã, cái tôi nghĩa là gì đúng không? Trong cuộc sống cuộc đời, đôi lúc cần phải biết học cách buông bỏ bản ngã, hướng đến vô ngã để tìm thấy sự thanh thản và an yên trong tâm hồn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *